![]() |
Ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19, hàng nghìn người lao động trong cả nước đã phải nghỉ việc hoặc tạm thời nghỉ việc. |
Hưởng lương theo thỏa thuận
Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động (NSDLĐ) được phép cho NLĐ ngừng việc nhưng với điều kiện phải trả lương.
Tiền lương ngừng việc như sau: Nếu do lỗi của NSDLĐ thì NLĐ được trả đủ tiền lương; nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Nếu vì sự cố điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ, NLĐ hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm... thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu NLĐ phải nghỉ việc hoặc nghỉ làm do dịch bệnh Covid-19 sẽ được trả lương theo sự thỏa thuận với doanh nghiệp, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng được quy định trong Nghị định 90/2019/NĐ-CP được áp dụng từ 01/01/2020 ở 4 vùng cụ thể như sau:
Vùng I: mức 4.420.000 đồng
Vùng II: mức 3.920.000 đồng
Vùng III: mức 3.430.000 đồng
vùng IV: mức 3.070.000 đồng
![]() |
NLĐ phải nghỉ việc hoặc tạm thời nghỉ làm do dịch bệnh sẽ được trả lương theo thỏa thuận với doanh nghiệp nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. |
Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp thay vì cho NLĐ tạm thời nghỉ việc, thì lại đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với NLĐ. Lý do đưa ra là do dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, dẫn đến việc công ty gặp tổn thất nặng nề.
Pháp luật hoàn toàn cho phép các công ty làm việc này. Bởi theo điểm c, Khoản 1, Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác (địch họa, dịch bệnh...) mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Do đó, trong trường hợp xảy ra dịch bệnh, NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ.
![]() |
Nhiều doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng với NLĐ (Ảnh minh họa). |
Tuy nhiên, trước khi chấm dứt hợp đồng, NSDLĐ phải báo cho NLĐ biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Ngoài ra, trong trường hợp này, NLĐ làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên sẽ được nhận trợ cấp thôi việc với mức trợ cấp mỗi năm làm việc bằng một nửa tháng lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc trước đó.
Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ nghỉ việc.
![]() |
NLĐ ngừng việc do bị cách ly được nhận lương theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. |
Chế độ tiền lương của người lao động bị cách ly
Trong trường hợp NLĐ đang làm việc bình thường mà phải ngừng việc do cách ly vì dịch bệnh (không do lỗi của NLĐ lẫn NSDLĐ) thì NLĐ được nhận lương ngừng việc với mức do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Theo Khoản 2, Điều 130 Bộ Luật Lao động năm 2012, nếu nghỉ làm vì cách ly mà ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí là gây thiệt hại thì NLĐ cũng không phải bồi thường.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 27/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 24,3 triệu, hơn 828 ... |
![]() Không phải tôi lại định làm thơ vè gì đâu, mà là tôi tả thực tâm thế của ông đại biểu Quốc hội Phạm Phú ... |
![]() Nhận được những bó rau do người dân tộc Ca Dong ở vùng núi Nam Trà My, Quảng Nam tiếp sức cho người dân Đà ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
