![]() |
105.000 vị trí việc làm cho người lao động ứng tuyển đến hết năm. Ảnh N. Nga |
Ông Phùng Thái Quang, Chánh văn phòng LĐLĐ TP cho biết, trong 6 tháng đầu năm, toàn TP HCM đã có trên 15.200 doanh nghiệp giải thể, ngừng việc, thu hẹp sản xuất. Đồng nghĩa với đó là gần 150.000 lao động bị mất việc, ngừng việc, làm việc luân phiên, chủ yếu tập trung trong các ngành sản xuất do thiếu nguyên vật liệu, phụ liệu để gia công; các doanh nghiệp dịch vụ đóng cửa dừng hoạt động... Bên cạnh đó, đa số lao động khu vực phi kết cấu phải nghỉ làm vì dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của người lao động.
Tuy nhiên, trong khoảng 5 tháng cuối năm này tình hình việc làm có sự khởi sắc. Cụ thể, nhu cầu nhân lực của TP HCM cần khoảng 105.000 chỗ làm việc, trong đó tập trung chủ yếu ở các nhóm nghề như:
Kinh doanh - thương mại, dịch vụ - phục vụ, dệt may - giày da, chế biến lương thực - thực phẩm, tư vấn chăm sóc khách hàng, marketing, xây dựng, công nghệ thông tin, hành chính văn phòng, vận tải - kho bãi - dịch vụ cảng, kinh doanh bất động sản… Nhu cầu nhân lực đã qua đào tạo chiếm 84,5%, trong đó đại học chiếm 20%, cao đẳng chiếm 21%, trung cấp 30%, sơ cấp 13,5%.
Bạn Trần Thanh Tú, quê Vĩnh Long, 26 tuổi, chạy đôn chạy đáo xin việc khoảng 1 tháng nay mới có chỗ nhận, chia sẻ rằng, công ty cho nghỉ vì hết việc, cậu về quê làm cho bố mẹ nhưng lại nhớ nghề nên quyết định quay trở lại TP HCM lần nữa. Chưa bao giờ, xin việc với cậu lại khó khăn như vậy. Nộp hồ sơ nhiều nơi nhưng mãi mới có công ty gọi phỏng vấn. Cuối cùng cũng có một công việc để không thất nghiệp thời buổi khó khăn này.
![]() |
Người lao động quây quần bên gia đình trong xóm trọ. Ảnh N. Nga |
"Tôi thấy trên mạng xã hội công ty tuyển dụng lao động mới cũng nhiều. Tôi đến tận một số khu công nghiệp cũng nhiều công ty tuyển công nhân. Tôi đã nộp hồ sơ và đang chờ họ gọi đi làm. Thất nghiệp mấy tháng liền giờ được đi làm trở lại mà hồi hộp quá”, chị Thu Lĩnh, 28 tuổi quê Kiên Giang (trước từng làm ở Khu công nghệ cao quận 9, TP HCM) chia sẻ về quá trình tìm việc của mình.
Còn trường hợp của Nguyệt (18 tuổi, quê Ninh Bình, theo cha mẹ vào Hóc Môn sinh sống) nghỉ làm công ty vì dịch bệnh khoảng 2 tháng. Em định về quê nhưng nghĩ lại ở quê cũng không có việc gì làm. Nguyệt quyết định rẽ ngang đi học cắt tóc, làm móng, đến giờ cuộc sống khá tốt.
“Em không nghĩ rằng khi mình quyết định bỏ nghề công nhân đi làm móng lại có thể thuận lợi như thế. Công việc không khó khăn, thời gian lại rảnh và thu nhập cũng tốt hơn”, Nguyệt bộc bạch.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong thời điểm dịch bệnh, ngoài tăng cường hoạt động tư vấn giới thiệu nghề, đào tạo lại nghề, giải quyết việc làm cho người lao động tại 6 chi nhánh, trung tâm sẽ duy trì tổ chức phiên giao dịch việc làm ở các điểm sàn giao dịch để người lao động trực tiếp gặp gỡ doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
