Bên nhau 16 năm, đó là khoảng thời gian chờ đợi để đón cậu con trai nhỏ do bị hiếm muộn, niềm vui vỡ òa khi vợ chồng chị Nga được nhìn thấy con chào đời khỏe mạnh.
|
Chị Nga vỡ òa khi được bế trên tay cậu con trai nhỏ sau 10 năm chờ đợi. Ảnh: Đ.N |
Mang trong mình căn bệnh u tuyến vú giai đoạn 1 lại bị hiếm muộn, vợ chồng chị Nga đau đáu về tương lai khi sức khỏe của chị không đảm bảo. Trong suốt hành trình 10 năm chữa hiếm muộn cùng với việc chống chọi với căn bệnh, chị vừa vui vừa lo lắng khi mới mổ u được 1 tháng thì phát hiện mình đã mang thai.
“Lúc đó mình cũng mừng lắm, vì chờ đợi thiên chức làm mẹ quá lâu rồi”, chị Nga bồi hồi nhớ lại. Nhưng xen lẫn niềm vui là những giọt nước mắt khi thai kỳ đến tháng thứ 6, u lại bắt đầu sưng lại. Trước đó, chị đã phải dùng đến rất nhiều kháng sinh khi điều trị căn bệnh u quái ác, và bắt buộc phải sinh non khi con đang ở giai đoạn thai kỳ tháng thứ 6.
Nhớ lại khoảnh khắc đón con chào đời, chị Nga nghẹn ngào, lúc đó con còn nhỏ xíu, không khóc, nằm trong lồng kính. Chị lo lắng khi hai mẹ con không được gần nhau. Chị nằm điều trị tại tầng 11, con nằm tầng 2, nỗi nhớ khi không được ôm ấp con làm chị lúc nào cũng rơi nước mắt.
“Con không có hơi ấm, không có sữa mẹ, phải đi xin sữa ngoài và uống sữa ngân hàng, làm mẹ mình xót xa lắm”, chị Nga nức nở.
Kinh tế khó khăn khi mức lương của cả 2 vợ chồng cũng chỉ được hơn 10 triệu đồng/ tháng. Chị Nga sức khỏe yếu nên cũng không làm được những công việc nặng nhọc. Con lại sinh non. Tiền để chữa bệnh cũng là cả một vấn đề. Nhưng con là động lực để chị cố gắng sống.
|
Đồng chí Nguyễn Kỳ Vĩnh – Chủ tịch Công đoàn các Khu Kinh tế và Khu Công nghiệp Quảng Nam kêu gọi sự hỗ trợ số tiền 20 triệu đồng để chị Nga có thêm chi phí chữa bệnh, nuôi con. Ảnh: Đ.N |
“Công đoàn đã quan tâm, hỗ trợ cho chị nhiều lắm. Rồi mọi người cũng quyên góp cho chị số tiền 20 triệu đồng để chị có thể chữa bệnh, nuôi con, có thêm chi phí trang trải cuộc sống”, chị Nga chia sẻ.
Trời cũng không phụ lòng người. Cu Bảo đến giờ đã được hơn 10 tháng, con khỏe mạnh và cứng cáp. Có lẽ với người mẹ nào cũng vậy, nhìn thấy con khôn lớn từng ngày là niềm vui và hạnh phúc lớn lao nhất.
![]() Thấu hiểu những vất vả của công nhân, vợ chồng anh Trượng đã chung tay giúp đỡ. Với họ, niềm vui vô bờ bến là ... |
![]() Thực đơn bữa cơm ca mà công ty em cung cấp cho công nhân rất phong phú, đa dạng, đảm bảo an toàn, nhất là ... |
![]() Mặc dù bị khuyết tật bẩm sinh, hỏng một tay từ nhỏ nhưng chỉ sau 3 năm được nhận vào làm việc anh Phạm Trí ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
