Vừa qua, nhiều công nhân lao động ở An Giang đã không kiềm được xúc động khi nhận được thông báo từ nhà trọ Hoàng Bách - Trung Kiên (Khu Công nghiệp Bình Hòa, huyện Châu Thành): “Sẽ giảm tiền thuê phòng cho công nhân hoàn cảnh khó khăn và cho ở miễn phí đối với công nhân thuộc hộ nghèo có xác nhận".
Chủ nhà trọ là anh Nguyễn Tấn Trượng và chị Nguyễn Thị Ngọc Thi. Cả 2 đều làm việc tại Công ty TNHH An Giang Samho và anh Trượng đang là Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp này. Trước đó, thấy tình hình Công ty sản xuất khó khăn, anh Trượng bàn với vợ giúp đỡ một số công nhân của Công ty vào ở trọ miễn phí hoặc giảm giá 50% giá phòng, số lượng dự kiến là 4 phòng.
Ngay sau đó, những hoàn cảnh công nhân gặp khó khăn tìm đến đăng ký khá nhiều, trong khi khả năng có hạn nên anh Trượng đã tùy theo tình hình “ứng biến”, tăng thêm số phòng hỗ trợ cho người lao động. Không kể là công nhân ở công ty nào, nếu họ quá khó khăn anh sẽ giúp hết lòng.
Anh Trượng chia sẻ, cả khu trọ gồm 20 phòng vừa xây dựng hơn 1 năm nên còn rất mới, sạch sẽ và an ninh. Từ ngày 4/5, giá mỗi kWh điện tăng 3% (chưa gồm thuế VAT), tuy nhiên, sau khi cân nhắc, anh chị quyết định giữ nguyên giá cũ khi tính tiền điện với công nhân.
“Bình quân 1 phòng trọ tại đây tốn chi phí khoảng 800.000 đến 1 triệu đồng/tháng (gồm điện, nước). Mình đã quyết định miễn giảm giá thuê cho công nhân trong thời điểm khó khăn thì không có lý nào lại tăng thêm chi phí trong lúc này. Mỗi ngày vài ngàn đồng là con số nhỏ, nhưng tính ra tháng là khoản chi phí đáng lo của công nhân, vì ai cũng "thắt lưng, buộc bụng", dè sẻn từng khoản chi phí trong tình hình khó khăn chung”, anh Trượng chia sẻ.
Cũng là người lao động tại doanh nghiệp nên hơn ai hết anh Trượng hiểu rõ những hoàn cảnh thương tâm của công nhân giữa lúc doanh nghiệp đang cắt giảm lao động. Nhắc đến những trường hợp như vậy, anh không khỏi trăn trở. Anh cũng thường xuyên đến thăm công nhân đang thuê trọ, chủ yếu là nắm tình hình gia cảnh của họ, xem khó khăn như thế nào, trong khả năng, việc gì có thể hỗ trợ, vợ chồng anh luôn nhiệt tình giúp đỡ. Đối với anh, niềm vui vô bờ bến là được góp một phần nhỏ để chia sẻ khó khăn với công nhân…
![]() |
Dòng thông báo từ nhà trọ của anh Trượng. Ảnh: P.V. |
![]() Tan ca. Nhìn dòng người túa ra cổng nhà máy, anh Chỉnh chợt hồi tưởng lại khung cảnh cách đây vài chục năm. Cánh đồng ... |
![]() Khác với mọi ngày, hôm nay chị Thúy tự thưởng cho mình một đoạn đường đi xe thật chậm để hít hà hương hoa sữa ... |
![]() “Mưa quá, dự báo thời tiết nói ở quê nhà còn mưa to hơn. Không biết giờ này các con đã đi học về chưa? ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
