“Tôi rất yêu công việc của mình bây giờ. Nhờ có công việc mà tôi đã có thu nhập để tự nuôi bản thân, nuôi các con ăn học. Và hơn nữa tôi còn khẳng định được giá trị của mình bằng nỗ lực và quyết tâm”, anh Quảng tâm sự.
![]() |
Anh Phạm Trí Quảng – công nhân Phân xưởng hợp kim kẽm, Công ty TNHH Italisa Việt Nam, KCN Song Khê - Nội Hoàng, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NVCC |
Anh Quảng cho biết, sau khi tốt nghiệp lớp 9, anh chủ yếu đi làm công việc tự do. Ai thuê gì làm nấy, cuộc sống và thu nhập khá bấp bênh.
“Cơ may đã đến khi tôi được một người anh ở Công ty TNHH Italisa Việt Nam nhận vào làm. Để không phụ lòng anh, tôi luôn tự nhủ mình phải nỗ lực và cố gắng mỗi ngày. Thời gian đầu cũng khó khăn lắm vì với một người bình thường, tay chân khỏe mạnh thì việc làm quen với công việc mới cũng còn bỡ ngỡ, trong khi tôi là người khuyết tật. Đó là chưa kể, nhiều người trong Công ty dị nghị, bàn ra tán vào rằng Công ty chỉ nhận người 2 tay chứ sao lại nhận người khuyết tật làm gì”, anh Quảng tâm sự.
Vượt qua mặc cảm tự ti, để khẳng định giá trị của bản thân còn có ích, anh Quảng đã không ngừng nỗ lực. Anh không chỉ làm tốt công việc mà còn rất am hiểu kiến thức pháp luật.
Năm 2023 Chương trình "Giờ thứ 9+" dành cho công nhân lao động được thực hiện, Công đoàn Công ty TNHH Italisa Việt Nam tham gia.
Và niềm vui bất ngờ đã đến, khi tham gia phần chơi “Thử thách không khó” trong Chương trình, anh Quảng đã được giải Nhất với số tiền thưởng 15 triệu đồng. Những người chứng kiến phần thi của anh hôm đó đã thực sự khâm phục sự hiểu biết, nhanh trí của anh.
Những nỗ lực của anh chính là là minh chứng cho câu nói người khuyết tật “tàn nhưng không phế”.
![]() |
Đại diện lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ tỉnh Bắc Giang trao phần thưởng cho các thí sinh được giải trong Chương trình "Giờ thứ 9+". Anh Phạm Trí Quảng (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: NVCC |
![]() Giọng kể vẫn còn dồn dập, xúc động khi nhắc đến khoảnh khắc lần đầu tiên đỡ lấy em bé, chị Trần Thị Nhung, sinh ... |
![]() Trong câu chuyện của mình, chị Nguyễn Thị Hòa, nhân viên Phòng Điều khiển sản xuất - Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả ... |
![]() Vừa trải qua quá trình xạ trị mệt mỏi, nữ công nhân Trần Thị Ngọc Điệp rất bất ngờ và xúc động khi được đích ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
