“Tôi thấy tôi thương những chuyến tàu” Công đoàn Đường sắt Việt Nam khen thưởng công nhân dũng cảm cứu người Vui vẻ, thân tình chương trình nghỉ dưỡng, biểu dương của Công đoàn Đường sắt Việt Nam |
![]() |
Sản phụ sinh con ngay trên tàu với sự hỗ trợ của nhân viên đường sắt và bác sĩ là hành khách trên tàu. Ảnh: ĐVCC. |
Hơn 14 năm rong ruổi trên các tuyến đường sắt Bắc – Nam, xử lý nhiều tình huống nhưng đây là lần đầu tiên chị Nhung trực tiếp đỡ đẻ cho một sản phụ ngay trên tàu. Chị Nhung kể, tàu SE22 xuất phát từ TP Hồ Chí Minh tối ngày 5/9, đến khu vực tỉnh Quảng Nam lúc đó khoảng 5 giờ 20 phút sáng ngày 6/9 thì trên tàu sản phụ là chị Cao Thị Mỹ Duyên có dấu hiệu trở dạ, sắp sinh con nên mình báo cho Trưởng tàu. Ngay sau đó, Trưởng tàu Đặng Quốc Thông phát thông báo toàn tàu tìm hành khách có chuyên môn về y tế để trợ giúp, đồng thời cũng báo về Ga Đà Nẵng để gọi xe cấp cứu chờ sẵn.
“Chị ráng về đến Đà Nẵng được thì ráng nhưng nếu đau quá, đẻ trên tàu thì bọn em vẫn đỡ em bé được”, chị Nhung động viên sản phụ.
Rồi chị Nhung kể tiếp: "Chị bảo với mình là chị ráng về được đến Đà Nẵng nhưng đến khoảng 6 giờ chị nói với mình chị đau quá. Khi đó mình bắt đầu soạn hết dụng cụ y tế trong túi cứu thương ra, sát trùng, chuẩn bị nước nóng, sẵn sàng hết mọi thứ để chuẩn bị đón em bé. Ngay sau đó, cùng với sự hỗ trợ của một cô là bác sĩ về hưu trên tàu, sau khi kiểm tra thì cô nói “kiểu này là đẻ luôn rồi con ơi”. Vừa nói xong, quay qua sản phụ thét lên một tiếng, vỡ ối và mình đưa tay đỡ lấy em bé. Đỡ được em bé rồi, mình lấy hai kẹp rốn, kẹp một bên em bé, kẹp một bên mẹ và mình cắt dây rốn cho em bé. Sau đó mình và cô mặc đồ, quấn khăn cho em bé, dọn dẹp xong là tàu vừa đến Ga Đà Nẵng".
Chị Nhung bồi hồi nhớ lại và vui vẻ kể tiếp: “Giây phút đón em bé an toàn, bé cất tiếng khóc chào đời, mình xúc động rơi nước mắt. Đây là kỷ niệm không thể nào quên được. Mẹ em bé còn trêu, hằng năm tới ngày sinh nhật phải cho bé đi tàu để em bé nhớ lại mình đã có kỷ niệm đầu đời như thế nào. Chị Duyên còn đùa là, nếu được, chị khai nơi sinh trong giấy khai sinh của bé là trên tàu SE22. Giây phút mình bế em bé giao cho y tá để đưa về bệnh viện chăm sóc sau sinh, không biết vì sao mình không nỡ rời xa, quyến luyến, khó tả lắm!”.
Chị Nhung cho biết thêm, 14 năm qua, năm nào chị cũng tham gia lớp đào tạo cách xử lý các tình huống y tế cơ bản, bao gồm việc hỗ trợ đỡ đẻ tại chỗ của ngành Đường sắt nên cũng nắm được những kỹ năng cơ bản để áp dụng khi sự việc xảy ra. Ngoài ra, trong bất kỳ việc gì, cũng cần đến sự may mắn.
![]() Ngày 4/8, tại Lý trình Km 793+550 đến Km 794+550 tuyến đường sắt Thống Nhất đoạn qua thành phố Đà Nẵng, Công ty CP Đường ... |
![]() Hóa ra, đời sống của những người làm vận tải hành khách đường sắt giờ khó khăn hơn tôi tưởng. Song, họ vẫn gắn bó, ... |
![]() Ngày 8/9, Đoàn công tác của Công đoàn Đường sắt Việt Nam do đồng chí Mai Thành Phương – Chủ tịch Công đoàn ngành làm ... |
![]() Tối 12/9, trong khuôn khổ chương trình nghỉ dưỡng của gần 400 đoàn viên tại Quảng Bình, Công đoàn Đường sắt Việt Nam (CĐĐSVN) tổ ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
