![]() |
39 nạn nhân tử vong trong xe container ở Anh vẫn chưa được xác định xong quốc tịch và danh tính. Ảnh: Reuters |
Tôi vừa đọc được một nghiên cứu gần đây của Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO) và Tổ chức Di trú quốc tế (IMO). Nghiên cứu ấy chỉ ra những cái “ nhất” đầy bất an của lao động Việt Nam ở nước ngoài: trả phí cao nhất, vay mượn lớn nhất, thời gian trả nợ lâu nhất!
Có lẽ chẳng mấy ai vui vẻ gì khi đọc những dòng “Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng người lao động Việt Nam đã phải trả chi phí cao nhất so với một số nước trong khu vực để đi làm việc ở nước ngoài. Lao động cũng phải vay mượn khoản tiền lớn nhất và làm việc trong khoảng thời gian lâu nhất – lên đến 11 tháng – để có thể chi trả khoản nợ này. Hơn ba phần tư lao động Việt Nam được phỏng vấn (77% lao động nam và 75% lao động nữ) trả lời rằng họ bị vi phạm quyền lao động khi làm việc ở nước ngoài”
Nhưng trong lúc 39 nạn nhân xấu số ở Anh chưa xác định xong quốc tịch thì cũng đừng bỏ qua khuyến cáo của ILO khi khi tổ chức này nhấn mạnh "di cư lao động nên là sự lựa chọn an toàn". Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee nói: "Trên nguyên tắc hợp tác, di cư lao động có thể là động lực phát triển tích cực, và giảm thiểu những nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn của người lao động di cư”.
Một khi con đường kiếm sống của lao động di cư được an toàn, quyền của họ được tôn trọng, những bất an được dẹp bỏ thì không chỉ gia đình mà cả xã hội sẽ cùng hưởng chung những nguồn lợi đánh trân trọng. Chỉ tính riêng năm 2019, lượng lao động xuất cảnh theo hợp đồng là 142.000 người, trong đó khoảng 50.000 là nữ giới, Theo ước tính, người lao động di cư gửi về nhà 2,5-3 tỷ USD mỗi năm, một con số vô cùng ý nghĩa trong bối cảnh kinh tế khó khăn này.
Làm sao để không bao giờ tái diễn những thảm kịch đau lòng, điều gì sẽ khiến hàng ngàn người biết chắc rủi ro cực lớn vẫn lên đường, cách nào để ngăn chặn điều xấu luôn chực chờ...? Chưa có câu trả lời thỏa đáng, chưa có cách xư lý hữu hiệu và lời giải cho bài toán cực kì khó vẫn chờ đáp số hàng chục năm qua. Nhưng rồi đến một mốc nào đó, nhất là sau cú sốc 39 nhân mạng này, mọi thứ phải rõ ràng, cách thức phải hoàn thiện và luật lệ phải đầy đủ để những bất an sẽ mất dần theo thời gian
Lao động cần việc làm, di cư kiếm sống không phải điều xấu nhưng an lành cho tất cả mới là thứ quan trọng nhất. Tiền họ mang về, của cải họ làm ra hay cuộc sống họ sẽ có, dù thế nào cũng đẫm mồ hôi, nước mắt. Một hàng lang pháp lý giúp họ yên ổn, những thỏa thuân đảm bảo quyền lợi họ được hưởng ngày càng cấp thiết. Có thể họ đi bất hợp pháp, cách kiếm tiền của họ không nên khuyến khích nhưng để ngăn được việc đó thì chỉ lời kêu gọi hay cảnh báo chắc chắn không đủ.
Tôi nghĩ đây mới là những điều bất kỳ cơ quan, ban ngành nào cũng cần suy ngẫm và cân nhắc: "Người lao động có rất ít khả năng kiểm soát sự thành công hay thất bại trong quá trình di cư, cho dù quyết định lựa chọn di cư của họ là theo kênh nào. Xét ở phương diện lớn hơn, tăng cường kết quả tích cực từ quá trình di cư đòi hỏi sự thay đổi về chính sách và thực tiễn từ những người có trách nhiệm, các Chính phủ, người sử dụng lao động, các đơn vị tuyển dụng hơn là hành vi của người lao động di cư”. Khuyến cáo chung nhưng có lẽ đó là lời nhắc riêng cho chúng ta sau thảm kịch kinh hoàng.
![]() Bắc Bộ trời rét vào đêm và sáng sớm, trong khi do ảnh hưởng của cơn bão số 5 nên Trung Bộ và Tây Nguyên ... |
![]() Chủ động cạo đầu vì bệnh hiểm nghèo, mạnh dạn bỏ tóc giả, và dù lông mày, lông mi rụng dần, nhưng Tiên vẫn đăng ... |
![]() 39 cái chết đau lòng, những số phận nghiệt ngã, những mảnh đời tang thương... là những điều mà bất cứ ai cũng ít nhiều ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
