![]() |
Đánh đổi tính mạng để nhập cư bất hợp pháp vào Anh, nhiều người đã không còn cơ hội để trở về - Ảnh minh hoạ. |
Năm 2000, thảm họa 59 người chết ngạt trong xe thùng chở đầy cà chua đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Từ đó đến nay những vụ bắt bớ, khám xét, trục xuất và cả nhiều tai nạn thương tâm của dân nhập cư lậu vào Âu, Mỹ kiếm sống vẫn đều đặn lan tràn trên báo!
Rất nhiều người đã được cảnh báo, không ít đường dây đã bị phanh phui và hàng loạt thủ đoạn cũng phơi bầy. Nhưng dòng người bất chấp hiểm nguy vẫn tiếp tục lên đường, có người đi 3,4 lần, chui xe, rạch bạt, nấp trong thùng... tìm mọi cách vào Anh!
Những con số trăm ngàn bảng hàng năm kiếm được vẽ ra biến thành sức hút không cưỡng nổi. Những hình ảnh giàu có, sang trọng hay những ngôi nhà tráng lệ của người đi trước hớp hồn kẻ chực chờ lên đường. Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, lựa chọn cách sống hay kiếm tiền của mình. Nhưng đổi lại có khi là tính mạng, hàng chục năm sống chui nhủi và hàng loạt công việc phạm pháp thì có nên chăng?
Tôi không đủ thông tin để viết rằng rồi những người đã ra đi bất hợp hợp pháp sẽ làm những chuyện bất hợp pháp để bù đắp những cay đắng, tốn kém mà họ chịu. Tôi cũng chẳng phán xét hay chỉ trích lựa chọn của người khác khi chưa rõ ràng. Tôi chỉ muốn nói rằng phạm pháp để kiếm tiền, đánh đổi quá nhiều để giàu hơn, bất chấp hiểm nguy để khá giả... không phải là con đường buộc phải lựa chọn hay khuyến khích.
Mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người mỗi lo toan nhưng mỗi nỗi đau có khi lại là xót xa chung. Có thể cảm thông, có thể chia sẻ và cũng có thể bỏ qua để nhìn tới tương lai. Nhưng một tương lai bất định vẫn còn những người xem thảm kịch ở Anh như một tai nạn, rủi ro hay trăm vụ mới có một thì ai dám chắc những cái chết không ngờ sẽ chẳng còn?
Tôi xin chép lại đây lời khuyến cáo của Đại sứ Anh ở Việt Nam, ông Gareth Ward "Khi đến Anh, điều gì đón chờ họ ,những người vừa trải qua chặng đường dài nhiều gian khổ và nguy hiểm để mong tìm cho mình cơ hội đổi đời? Với nỗi sợ hãi của người nhập cư trái phép, mang theo gánh nặng trả nợ và gánh vác những niềm hi vọng của người thân ở Việt Nam, họ chấp nhận làm bất kỳ công việc gì có thể để có tiền và chỗ trú ẩn. Không có giấy tờ hợp lệ, họ làm việc trốn tránh.
Giới chủ hay các băng nhóm, lợi dụng sự yếu thế và nỗi lo sợ bị chính quyền phát hiện của họ, trả cho họ đồng lương rẻ mạt và ép họ làm việc nhiều giờ, biết chắc chắn rằng sẽ không ai dám kêu ca hay tố giác. Cứ như thế, người Việt tại Anh bị bóc lột và trở thành nô lệ trong thời hiện đại lúc nào không hay”.
Ra đi là để trở về. Tiền rất quý nhưng thân xác con người mới là điều cần trân trọng hơn. Bất an đến nhường nào cho những chàng trai cô gái nếu tiếp tục sa vào cảnh thế này "các băng nhóm buôn người hứa hẹn với "khách hàng" của chúng về công việc lương cao ở Anh như là bồi bàn hoặc thư ký văn phòng.
Tuy nhiên, hàng nghìn người rơi vào tay bọn "đầu rắn" cuối cùng bị ép bán dâm trong các nhà thổ, bị bóc lột lao động tại các tiệm làm móng, các cơ sở trồng cần sa dưới lòng đất!”. Có lẽ khi những dòng trên thực sự được hiểu rõ và suy gẫm kỹ càng thì những thảm kịch cùng tên mới thôi tái diễn.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
