![]() |
Nhiều "nạn nhân" lo sợ vì lỡ vay tiền qua các ứng dụng (app) này nhưng không trả nợ đúng hạn. Ảnh: N.P |
Ứng dụng (App) vay nặng lãi (đa phần của người Trung Quốc) đang tồn tại và hoành hành đầy nhức nhối. Đường đi của tiền khiến người vay tới chỗ khánh kiệt là như này: Chị U vay 1 triệu qua App A từ tháng 9/2019. Nhưng thực nhận là 900 ngàn đồng (100 ngàn tiền “phí dịch vụ). Sau 1 tuần, chị U sẽ phải trả 44.4%. Khi đến hạn trả nợ, chị U không đủ tiền trả cho App A, chị lại vay tiếp App B, với số lãi gần như tương tự để trả cho App A.
Cứ thế, chị tiếp tục vay lòng vòng hàng loạt App cho vay nặng lãi cho tới App Z. Đâu cũng bắt chị trả phí dịch vụ, đâu cũng tính lãi cắt cổ với số tiền nợ mỗi lần lại gấp thếp lên.
Đến hết Tết Âm lịch (quãng tháng 2/2020), số nợ của chị đã lên tới 54 triệu đồng. Trong đó, 1 triệu đồng là tiền vay gốc. 53 triệu là tiền lãi và các loại phí dịch vụ của các App.
Ngay khi vay, chị đã phải đưa ra hình chụp chứng minh thư, cho phép App lấy thông tin danh bạ điện thoại. Sau đó, các App siết nợ bằng việc gọi điện khủng bố con nợ, người thân qua danh bạ chúng có. Thậm chí, lấy hình con nợ ghép vào ảnh sex để gây sức ép.
Sẽ có rất nhiều người nói hà cớ chi lại vay 1 triệu đồng từ các App trôi nổi. Nhưng cuộc sống có muôn vàn lý do khiến người ta kẹt vài đồng mà không thể vay ở đâu. Và nhìn vào con số việc làm bị mất sau dịch, các loại App này trở thành “bóng ma” đáng sợ đang bảng lảng trên đầu người lao động nghèo.
Theo Cục Việc làm, tình hình bệnh dịch tích cực số lượng lao động phải ngừng việc là 3-3,5 triệu. Nếu tình hình không tốt, không xấu (đi ngang) sẽ có khoảng 5-5,6 triệu lao động bị ngừng việc. Còn tình huống xấu đi, số lao động bị ngừng việc lên tới 6-7,2 triệu người.
Hàng triệu người có khả năng mất việc. Đằng sau mỗi công việc là gia đình, là miếng ăn, là cốc sữa, học phí của con. Họ không thể ngừng chi trả tiền được mà việc làm đang mất dần đi. Còn các App vay nặng lãi rất dễ thực hiện: chỉ cần lên chợ ứng dụng, tải về, và vay là tiền về tài khoản!
Tôi tin là bất cứ ai có khả năng vay ngân hàng họ sẽ không vay qua App. Tôi cũng tin nếu có việc làm cho dù vất vả và cực nhọc tới đâu họ cũng không quẫn trí mà tự mình tuyệt vọng lao vào các App cho vay cắt cổ.
Công an đã vào cuộc quyết liệt với các App vay nặng lãi. Nhưng những vòi bạch tuộc của chúng vẫn bủa vây người lao động khốn khó, những anh chị em mình. Sau dịch bệnh, việc làm khó khăn là điều kiện lý tưởng để “bóng ma” App nặng lãi sinh sôi, nảy nở, siết vào yết hầu khốn khổ của công nhân mất việc, thiếu việc.
Về lâu về dài, để “giảm đau” kinh tế, giảm tổn thương cho người lao động, các ban ngành liên quan đã và đang đưa ra các chính sách tăng việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, chính sách việc làm cần độ trễ để đi vào đời sống. Nhưng miếng ăn hằng ngày hay tiền học phí của con không đợi chờ chính sách cùng người lao động. Nên, bên cạnh việc xây dựng chính sách, điều chúng ta cần là những hành động ngay lập tức hỗ trợ người lao động trang trải hàng ngày.
Điều này đôi khi chỉ là những cái “ATM gạo” từ sự hỗ trợ của cộng đồng như hồi dịch khốn khó.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 16/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 8 triệu người với hơn ... |
![]() "20 năm gắn bó, 4 miệng ăn phụ thuộc vào mình, nhưng đó chỉ là cái lý của mình thôi. Ai nghe cho?” |
![]() Có hay không việc người công nhân gắn bó trọn vẹn tuổi trẻ cho sự phát triển của doanh nghiệp, vậy mà vì lớn tuổi, ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
