Đi xe đạp và viết báo |
![]() |
Cháu Phạm Mỹ Huyền - con gái chị Nguyễn Thị Hòa phát biểu suy nghĩ khi nhận được xe đạp. Ảnh: CĐ |
Chồng mất từ tháng 8/2021 do dịch bệnh Covid-19, chị Nguyễn Thị Hòa một mình đi làm nuôi hai con ăn học. Cuộc sống khó khăn càng khó khăn hơn.
“Một mình em đi làm nuôi 2 con ăn học cực lắm. Làm công nhân đồng lương 6 - 7 triệu đồng/tháng, còn phải trang trải sinh hoạt nên không đủ được. Vì thế, từ khi học lớp 5 đến giờ, con gái phải đi bộ đi học. Bây giờ lên cấp 3, học xa nhà tới 5 cây số, con không đi bộ được. Mỗi tháng, em phải trích hơn 100.000 từ quỹ lương eo hẹp để nhờ một cháu bằng tuổi con cho đi cùng xe. Sáng nào cũng vậy, phải chờ cháu ấy chở con đi học tới rồi mới yên tâm đi làm” – chị Hòa chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Hòa làm công nhân Công ty này đã hơn 13 năm. Cuộc sống vất vả, nhất là từ khi chồng mất chị phải lo toan cho cả gia đình. Lo tiền đóng học cho con và chi phí sinh hoạt đã gần hết lương nên chị không có tiền để mua xe đạp.
![]() |
Thương con, chị không có cách nào khác. Thuê người chở con cũng rất nhiều bất tiện. Nhất là khi cháu học sinh ấy có việc bận, hay bị ốm thì mẹ con chị rất bị động.
"Hằng ngày, con bắt đầu ra khỏi vào lúc 6 giờ 40 phút. Hôm nào cũng vậy, chờ đến khi con lên xe đi học thì em mới đi làm. Nếu xe hỏng thì em thêm tiền sửa. Gọi là thuê bạn chở con chứ thật ra là đỡ tiền ăn bánh buổi sáng, tiền sửa xe thôi" - chị Hòa tâm sự.
Cũng may cháu Phạm Mỹ Huyền - con gái chị học giỏi, chăm chỉ, ngoan ngoãn làm chị có thêm động lực. Cháu hầu như không học thêm mà tự học để giảm bớt chi phí cho mẹ.
“Năm nào con cũng đạt thành tích và được trường, lãnh đạo thành phố tặng quà. Công ty cũng luôn quan tâm, hỗ trợ con bằng phần quà ý nghĩa. Nhất là dịp Tết Trung thu vừa qua, con được Công ty, Công đoàn, nhà tài trợ tặng xe đạp. Em vô cùng cảm ơn Công ty, Công đoàn, nhà tài trợ. Mừng quá trời!. Con em cũng mừng quá trời, nhận được xe đạp là con tự đạp về nhà, không cần mẹ chở. Nó chạy xe hàng chục cây số từ nơi trao về nhà mà cứ khỏe re. Giờ có xe rồi, con đi học một mình được" - chị Hòa cho biết.
Cháu Phạm Mỹ Huyền kể với chúng tôi, năm nay cháu học lớp 10 - Trường THPT Trung Lập.
"Con thích học môn Văn. Trong nhà, người con yêu nhất là mẹ. Con có viết bài văn tả mẹ. Nhưng chưa có viết bài nào về mẹ là công nhân vì con chưa hiểu công việc của một người công nhân. Dù khó khăn Sách vở, tiền học mẹ đóng đầy đủ cho con. Con thích chiếc xe đạp này vì đúng màu con yêu thích, màu đỏ. Được tặng xe con rất vui vì giờ có thể đạp xe đi nhiều nơi như đi học, đi lên ngoại. Chợ xa quá nên con không đi chợ thay mẹ được. Có xe, mẹ con cũng yên tâm đi làm" - cháu Phạm Mỹ Huyền cho biết.
Nhân dịp Tết Trung thu và đầu năm học mới, Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh đã tổ chức trao tặng xe đạp và trao học bổng cho các học sinh là con đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2022 - 2023. Chương trình trao tặng 25 chiếc xe đạp cho con đoàn viên mồ côi cha/mẹ hoặc có cha/mẹ tử vong do Covid-19 và 225 phần học bổng cho con đoàn viên, người lao động đang sinh hoạt tại các công đoàn cơ sở trực thuộc đạt thành tích học tập xuất sắc toàn diện trong năm học 2022 - 2023. |
![]() Đã không ít lần nhặt được của rơi, chị Lan tìm đúng chủ nhân của món đồ để trả lại cho họ. Chị quan niệm, ... |
![]() “Đối với một công nhân lao động, việc bị tai nạn lao động không chỉ gây ra những vết thương về thể xác mà còn ... |
![]() Là một công nhân lao động, đối với anh Đức, khi được đối thoại, được chia sẻ ý kiến với lãnh đạo tỉnh là một ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
