Nguyễn Thị Nhung là công nhân Công ty Yamaha motor Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội). Cũng như nhiều nữ công nhân khác nơi đây, Nhung phải gửi hai con trai về quê ở Bắc Giang nhờ ông bà nội chăm sóc, do điều kiện ở quê tốt hơn.
Lẽ thường thì đa số nữ công nhân nơi chị ở trọ hết giờ làm là lại quanh quẩn trong 4 bức tường, “giết thời gian” bằng cách vào mạng, xem TikTok, tán gẫu với bạn bè, hay gọi video call về nói chuyện với các con ở quê.
Thậm chí, một khảo sát mới đây của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại các khu chế xuất, KCN cho thấy, nhiều công nhân, lao động KCN rơi vào tình cảnh 4 không, gồm 60% công nhân, người lao động ở các KCN không xem TV, không nghe đài; 85% không đọc sách báo; 80% không tập thể dục thể thao thường xuyên; 65% không tham gia các hoạt động văn nghệ quần chúng.
![]() |
Nguyễn Thị Nhung vui mừng "khoe" thành tích mà cô và các chị em Công ty đạt được tại Giải bóng đá nữ KCN Thăng Long năm 2022. Ảnh: NVCC |
Nhưng Nhung thì khác, nữ công nhân này tham gia tích cực các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở Công ty, như giải chạy bộ, giải bóng đá nữ, ngày hội gia đình Yamaha, lễ hội hóa trang tiệc cuối năm…
Hằng ngày, ngoài giờ cơm nước, gọi điện trò chuyện với ông bà nội và các con, Nhung tranh thủ mọi thời gian rảnh để tập luyện thể dục, thể thao, vận động chị em khu trọ và hàng xóm xung quanh cùng nhau chơi bóng chuyền, chạy bộ, hay đơn giản là đi bộ…
Thời khóa biểu hằng ngày của Nhung rất bận rộn. Tùy theo lịch làm việc mỗi ngày là ca 1, ca 2, hay ca 3, Nhung đều dành ra ít nhất 2 giờ cho việc luyện tập. Ví dụ, nếu hôm nào làm ca 2 (từ 14 giờ đến 22 giờ), Nhung sẽ dậy từ 5 giờ tập thể dục đến 7 giờ. Còn nếu hôm nào làm ca 1 (từ 6 giờ đến 14 giờ) hoặc ca 3 (từ 22 giờ đến 6 giờ hôm sau) thì Nhung sẽ tranh thủ ăn tối sớm, để 17 giờ 30 đi tập thể thao đến 19 giờ, sau đó lại tham gia nhảy zumba đến 20 giờ 30.
Nhung còn theo đuổi một đam mê khác, đó là móc các món đồ nhỏ xinh như: mũ, áo, túi xách, ví, hộp bút, chậu hoa… Lúc đầu, Nhung làm vì sở thích, làm cho vui mỗi khi rảnh rỗi. Về sau, nhiều người thấy thích những món đồ đó, nên đặt hàng Nhung.
“Vừa thỏa mãn đam mê, lại vừa có thêm thu nhập nên em rất hào hứng. Trộm vía, đơn hàng cũng đều đều chị ạ”, Nhung khoe với tôi.
“Em bận rộn như vậy, việc cơm nước hàng ngày có đảm bảo được không?”, tôi tò mò.
“Khoản nấu nướng chồng em phụ trách hết chị ạ! Tại anh ấy cũng là người nấu ăn ngon và thích ăn ngon nên tự nguyện thầu khu bếp, đến bữa em chỉ việc dọn mâm và rửa bát thôi!”, Nhung cười xòa.
Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi bị gián đoạn bởi tiếng bé út của Nhung đang nhõng nhẽo. Hóa ra, Nhung xin nghỉ 2 ngày cuối tuần về quê Bắc Giang để tham gia với các cô, các bác tổ chức Trung thu cho cháu ở xã. Bố mẹ về, hai cậu nhóc hớn hở ra mặt.
Nhung bảo: “Tối nay, nhà em ăn cơm sớm, 3 mẹ con tranh thủ ra Nhà văn hóa xã chuẩn bị bày biện cỗ Trung thu cho các con, vui lắm chị ạ!”.
![]() |
Nhung (ngoài cùng bên phải) cùng chị em trong Lễ hội hóa trang tại tiệc cuối năm 2022 của Công ty. Ảnh: NVCC |
![]() Đã từng day dứt vì chậm trễ 20 phút không kịp cho máu cho người cần mà bệnh nhân không qua được cửa tử. |
![]() Vừa trải qua quá trình xạ trị mệt mỏi, nữ công nhân Trần Thị Ngọc Điệp rất bất ngờ và xúc động khi được đích ... |
![]() 5 năm làm công nhân, đây là lần đầu tiên chị Phan Thị Thành Nhân, đoàn viên công đoàn Công ty JinQuan Việt Nam ở ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
