Sáng 17/1, tại trụ sở Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội (Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội), nhóm công nhân nhà máy Dệt Hà Nam tiếp tục đòi quyền lợi lương mà phía Công ty đã nợ người lao động trong nhiều tháng qua. Cái tết Nguyên đán cận kề, họ thấp thỏm lo âu trông ngóng khoản tiền này để chi tiêu.
![]() |
Nhóm công nhân nhà máy Dệt Hà Nam tập trung tại trụ sở Công ty Dệt 19/5 Hà Nội để đòi quyền lợi. Ảnh: M.A |
Hành trang mang đi chỉ là ít hoa quả, nước lọc, dưới tiết trời rét của những ngày cận Tết, nét mặt buồn bã, mệt mỏi xen lẫn thất vọng, bức xúc hiện lên trên khuôn mặt của nhiều công nhân. Hầu hết, họ đều là những công nhân có tay nghề, gắn bó nhiều năm với Công ty, có những gia đình cả hai vợ chồng đều làm cùng nhà máy. "Hứa hẹn là thế nhưng hôm nay gọi điện cho ban lãnh đạo Công ty đều không có người nghe máy", anh Lê Đức Hùng - trưởng ca tại Nhà máy Dệt Hà Nam cho biết.
![]() |
Những nét mặt mệt mỏi của người lao động vì phải chờ đợi phía Công ty. Ảnh: M.A |
Tất cả hoàn cảnh của người lao động đều rất khó khăn. Như gia đình anh Hùng, cả hai vợ chồng đều cùng làm chung trong Nhà máy Dệt Hà Nam với mức thu nhập trung bình hàng tháng của cả hai vợ chồng là 12 triệu đồng. 3 con nhỏ đều trong độ tuổi ăn học, vợ chồng anh cũng phải nhờ sự hỗ trợ từ gia đình rất nhiều.
Anh Hùng bức xúc cho biết, việc chậm lương của người lao động nhà máy Dệt Hà Nam kéo dài nhiều năm nay, phía công ty không bao giờ trả lương đúng hẹn theo HĐLĐ đã ký với người lao động, thường xuyên chậm trễ việc trả lương. Gần đây nhất, lương tháng 9,10,11 của năm 2022, phía Công ty cũng đưa ra cam kết bằng văn bản nhưng không thực hiện theo đúng. Không phải Công ty không có việc. Trong năm 2109, 2020 và 2021, công nhân tại riêng nhà máy dệt đều làm việc hết công suất, nhưng Công ty vẫn vi phạm quyền lợi của người lao động.
![]() |
Anh Lê Đức Hùng cho biết Công ty chây ì không chịu giải quyết quyền lợi cho người lao động, việc chậm lương diễn ra thường xuyên. Ảnh: M.A |
"Tết đến nơi, chúng tôi buộc phải lên tận trụ sở Công ty để đòi lương bởi vì gọi điện cho cán bộ Công ty, họ không nghe máy, không chịu giải quyết cho người lao động. Ai cũng có công việc cuối năm, mỗi lần đi lại là một lần tốn kém chi phí, nhưng chúng tôi và gia đình cũng phải gác hết lại vì số nợ quá nhiều, quá lâu, thời gian cũng quá dài rồi. Nếu công ty không lo được công việc cho người lao động thì Công ty nên chấm dứt hợp đồng để chúng tôi còn đi tìm việc khác, lo cho cuộc sống", anh Hùng chia sẻ.
![]() |
Công nhân tại nhà máy Dệt Hà Nam đều mong ngóng khoản tiền lương nợ tháng 9,10,11 từ phía Công ty. Ảnh: M.A |
Đây là lần thứ hai trong tháng 1 năm 2023, nhóm công nhân thuộc Nhà máy Dệt Hà Nam lên trụ sở Công ty đòi quyền lợi. Nhiều công nhân muốn tìm cơ hội việc làm khác gặp khó khăn bởi phía Công ty không giải quyết dứt điểm vấn đề nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Việc làm tại công ty không có, nhiều công nhân tại nhà máy Dệt Hà Nam buộc phải tìm công việc thời vụ, ai thuê gì làm nấy với mức lương không ổn định để lo cho gia đình. Nhất là khi cái tết Nguyên đán 2023 cận kề, họ chỉ mong phía Công ty thanh toán dứt điểm khoản lương để người lao động có một khoản tiền chi tiêu.
Trước đó, trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn chiều 13/1/2023, ông Trần Hồng Tuy - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội nói rằng tiền nợ lương công nhân sản xuất tại Nhà máy Dệt Hà Nam sẽ được chuyển trả trong hôm nay và ngày mai.
Ông Trần Hồng Tuy cho biết: “Có tất cả 66 công nhân vừa qua làm đơn kêu cứu, đại diện doanh nghiệp cho biết, sẽ trả hết nợ lương để họ có tiền trang trải cho dịp Tết”.
Chị Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt Hà Nam chia sẻ: "Hoàn cảnh của công nhân tại nhà máy rất khó khăn, cận Tết chỉ biết trông ngóng vào tiền lương mà công ty nợ nhiều tháng qua, ai cũng chỉ mong Công ty giải quyết dứt điểm lương cho người lao động để họ có tiền trang trải cho dịp Tết. Nhưng đến hiện tại, Công ty liên tục không thực hiện theo đúng lộ trình khiến người lao động rất bức xúc".
Tính đến thời điểm tối ngày 18/1, một số ít người lao động thuộc Nhà máy Sợi Hà Nam đã nhận được lương tháng 8. Còn tại Nhà máy Dệt Hà Nam và khối Hành chính, công nhân vẫn chưa nhận được lương mà phía công ty còn nợ. "Có thắc mắc về lương, người lao động có nhắn tin cho lãnh đạo Công ty để hỏi, nhưng không được phản hồi. Bản thân tôi cũng chưa nhận được lương tháng 8. Thưởng Tết cũng xác định không có", chị Vũ Thị Thu Hằng - Nhà máy Sợi Hà Nam cho biết. "Lúc này người lao động đã quá chán và mệt mỏi khi phải chờ đợi lương từ phía Công ty rồi", anh Quang - Tổ trưởng Tổ bảo vệ chia sẻ. "Hôm nay đã là 27 Tết, chúng tôi vẫn rất mong sẽ nhận được lương từ phía Công ty", chị Quỳnh - Công nhân Nhà máy Dệt Hà Nam nói. |
![]() Hứa hẹn trả hết nợ lương công nhân nhưng đến nay Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam mới thanh toán được ... |
![]() Ông Trần Hồng Tuy – Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội cho biết, trong tối nay và ngày mai, doanh ... |
![]() Mỗi công nhân Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam được hỗ trợ 1 triệu đồng từ nguồn kinh phí của LĐLĐ ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
