![]() |
Hội đồng thẩm định sách giáo khoa đánh giá các bản thảo "Công nghệ giáo dục" của Giáo sư Hồ Ngọc Đại không đạt. Ảnh: TS |
Chỉ sau vòng 1, 15/15 thành viên của Hội đồng thẩm định quốc gia đã chấm 'không đạt' với bộ sách này. Lý do được đưa ra là sách có nhiều nội dung vượt yêu cầu của chương trình, khó với học sinh lớp 1. Nếu muốn thẩm định lại, họ yêu cầu GS Đại phải chỉnh sửa cho phù hợp. Tuy nhiên GS cho rằng đánh giá của Hội đồng không thuyết phục và ông sẽ chẳng sửa chữ nào!
Người ta đã đưa ra nhiều khả năng và cả “ thuyết âm mưu”. Tại sao sau hàng chục năm đưa vào giảng dạy cho cả triệu HS rồi mới thẩm định và chỉ “ không đạt” là xong? Cho đến lúc này, bộ sách của GS bên cạnh những ý kiến cho rằng “ không đạt” thì cũng đã hiện rõ nhiều ưu điểm khó bác bỏ. Nhưng nhìn trên góc độ nào hay căn cứ vào đâu thì tất cả mới chỉ là thử nghiệm và thử nghiệm ấy kéo dài hơn 30 năm qua ít nhất 5, 6 đời Bộ trưởng!
Có thể Hội đồng chưa hoàn toàn đúng và cũng không loại trừ GS Đại có đôi phần chủ quan hoặc quá yêu “ con đẻ” của mình. Tuy nhiên khả năng nào vẫn để lại nhiều âu lo cho phụ huynh, học sinh và ngành giáo dục. Nơi ấy đã cải cách mãi vẫn chưa xong, thử nghiệm hết phương pháp này đến phương pháp khác, áp dụng kiểu kia sách nọ… và dư luận đã từng bức xúc học sinh như “ chuột bạch” của các nhiệm kỳ.
GS Đại bảo rằng "15 người trong hội đồng thẩm định hơn, hay 930.000 học sinh đang theo học bộ sách này hơn?" và “Tại sao bộ sách đã được thực tiễn chứng minh, học sinh vui vẻ khi học tập, lại bị đánh giá là không đạt yêu cầu?”. Nhưng một số chuyên gia cũng “ bật” lại “ Vì sao biết rằng không đạt và thấy rõ nhược điểm từ lâu nhưng vẫn cho thử nghiệm diện rộng”. Họ lo không phải chỉ vì bộ sách này mà e ngại những cuộc thí nghiệm trên cả triệu “ chuột bạch”.
Từ lâu vì an toàn cho chỗ ngồi, bình yên cho bản thân và vui vẻ, xuề xòa cho công việc; nhiều vị cứ gật đại cho xong, ký luôn cho tiện còn kết hay hậu quả để mặc “ hậu thế soi xét”. Tôi không dám đánh giá bộ sách của GS Đại hay hoặc dở, tôi không đủ thông tin để cho rằng 15 vị kia đúng hay sai nhưng tôi lo âu cho hàng triệu học sinh. Đã bao nhiêu năm vẫn mãi vất vả và xoay như chong chóng với những thử nghiệm “ cấp 1 đúng, cấp 2 sai, cấp 3 lại đúng”.
Rồi đây Hội đồng sẽ có cái lý của họ, GS Đại cũng đưa ra những căn cứ chứng minh tính ưu việt của bộ sách mình biên soạn và Bộ GDĐT sẽ chẳng thiếu lý do để biện minh cho thử nghiệm. Chỉ có những học sinh và những người đã rời xa mái trường có lẽ đến bây giờ vẫn không trả lời nổi câu hỏi: Đến bao giờ mới hết “chuột bạch” trong trường?
![]() Múa lân là một trong những hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp tết Trung Thu tại thủ đô Hà Nội. |
![]() Pháo sáng mà các cổ động viên bóng đá thường sử dụng hóa ra có tác hại nguy hiểm và để lại nhiều hậu quả ... |
![]() Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định những thông số về chất lượng không khí, môi trường ngoài kho Rạng ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
