![]() |
Bà mẹ đơn thân sớm hôm gánh nước, rửa chén bát thuê để nuôi dạy con nên người. |
Tôi đọc được những dòng này “Gia đình Ô Xin ở thôn Đông An, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế, chỉ có hai mẹ con. Bà mẹ đơn thân tảo tần sớm hôm gánh nước thuê, quét chợ Truồi, rửa chén bát thuê… để nuôi Ô Xin” vậy mà “Ô Xin nói cô không hề xấu hổ với cái tên của mình, vì đó tâm tình của mẹ với cuộc đời này. Nhưng thầy cô và bạn bè khuyên nên đổi tên, tránh bớt phiền toái. Vậy là Ô Xin chọn tên Nam Phương. Bác sĩ Trần Thị Nam Phương vừa ra trường và được giữ lại làm giảng viên bộ môn Giải phẫu bệnh của Trường ĐH Y Dược Huế, và đồng thời là bác sĩ của Khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện ĐH Y Dược - ĐH Huế...”
Tôi còn thấy “Đội Cảnh sát QLHC về TTXH - Công an quận Cẩm Lệ nhận được tin bà Nguyễn Thị Thôi đang mổ cấp cứu tại Bệnh viên Đa Khoa Đà Nẵng, do mất CMND nên không được giải quyết Bảo hiểm y tế. Ngay trong đầu giờ chiều ngày 10/9, cán bộ, chiến sĩ của đội đến tận giường bệnh tại Bệnh viên Đa Khoa Đà Nẵng để hoàn thành các thủ tục cấp lại CMND cho bà Thôi, giúp bà được hưởng BHYT và chữa bệnh thuận tiện hơn”.
![]() |
Cán bộ công an Đà Nẵng đến tận giường bệnh hoàn thiện thủ tục làm CMND cho bệnh nhân đang cấp cứu để kịp BHYT. |
Và đây nữa “Nhặt được túi xách cùng valy có 10.000 USD, anh Nguyễn Viết Phông, nhân viên kiểm soát sân bay Cam Ranh tìm cách trả lại cho khách”. Trước đó, hôm 2/9, cũng tại sân bay này, nhân viên an ninh kiểm soát Lương Khánh Duy nhặt được chiếc ví tại nhà ga T2, sau đó đã trả lại cho nam hành khách Lou Tao Tao, quốc tịch Trung Quốc.
![]() |
Nhân viên kiểm soát sân bay Cam Ranh trả lại túi xách và 10.000 USD cho hành khách người nước ngoài để quên. |
Không quá lớn lao, chưa phải to tát hay để được gọi là kỳ tích gì gì đó nhưng những tấm gương, nghị lực và hành xử như vậy đang khiến xã hội này bớt đi những gam màu xám, nhiều thêm những nét hồng. Với họ, có thể đó là chuyện đương nhiên hay phải làm vì lối tư duy tích cực, cách sống tử tế và nhân cách đàng hoàng. Tuy nhiên, khi mà những tin tức không vui, nhiều điều khó chấp nhận và cả hàng loạt vụ việc tài tệ thì đó là những khoảng sáng đáng trân trọng.
Những bữa cơm quây quần cả nhà, tôi thích kể cho con nghe những câu chuyện như vậy. Chưa kỳ vọng chúng sẽ làm được giống thế mà ít nhất cũng gieo được chút thiện lương trong đầu trẻ thơ. Chúng ta cứ mong mỏi một xã hội tốt đẹp nhưng đôi khi lại mang nặng nỗi nghi ngờ về những việc tử tế, tốt lành. Có thể hiểu được suy nghĩ ấy bắt nguồn từ những điều không hay bủa vây quanh mình. Tuy nhiên với câu chuyện như của Ô Xin, a Phông, a Duy hay hai anh công an Đà Nẵng, tôi vẫn tin điều tốt đẹp nếu được “gieo trồng” dù ở bất cứ đâu, bất kỳ hoàn cảnh nào rồi cũng gặt hái được chuyện tử tế...
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
