![]() |
Chị Nga pha sữa cho con gái, thu nhập ít ỏi của của hai vợ chồng đều dồn hết cho con |
Chị Vi Thị Nga năm nay 33 tuổi. Chị và chồng cùng quê Nghệ An. Chị làm công nhân ở Công ty Cổ phần Giày da Huê Phong đã được 7 năm. Lương cơ bản được hơn 5,4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, công ty không có đơn hàng, cắt giảm lao động, bản thân chị được giữ lại nhưng giảm giờ làm, thu nhập chỉ còn một nửa so với trước.
“Chồng tôi không làm cùng công ty nhưng đi làm xa lắm, tuốt bên Bà Điểm – Hóc Môn. Lương chồng mỗi tháng được hơn 6 triệu đồng. Tháng nào tôi nhiều việc ở công ty thì tổng thu nhập của hai vợ chồng cũng được 10 triệu đồng”, chị Nga cho hay.
So với thu nhập chung của công nhân hiện nay, thu nhập của vợ chồng chị Nga cũng thuộc diện tạm ổn! Tuy nhiên, vì con còn nhỏ, lại “khó ăn khó uống” nên cuộc sống của vợ chồng anh chị luôn chật vật. Nếu những đứa trẻ khác gửi nhà trẻ mỗi tháng hết 1,5 triệu đồng thì con của chị ít nhất 2 triệu đồng/tháng người ta mới nhận.
Mỗi tháng, anh chị chi cho tiền nhà trọ, điện, nước gần 2 triệu đồng. Tiền gửi con đi nhà trẻ hết 2 triệu đồng, tiền sữa, ăn uống cho con, còn lại để dành phòng khi con đau ốm. “Tiền ăn của vợ chồng tôi luôn được tính toán sau cùng. Cơm thường là đậu phụ chiên sả, đậu phụ sống chấm mắm tôm, đậu phụ sốt cà, trứng luộc, trứng chiên, rau luộc, rau xào… quanh đi quẩn lại từng đấy món. Ăn vậy mới tiết kiệm được, mới gói ghém tiền thức ăn mỗi tháng không được quá 1,2 triệu đồng”, chị Nga bộc bạch.
![]() |
18 tháng nhưng con gái chị Nga, công nhân giày da, mới được hơn 8kg. Dù khó khăn, thu nhập giảm, vợ chồng anh chị luôn cố gắng dành những gì tốt nhất cho con. |
Hỏi chị “ăn đậu phụ hoài ngán không”, chị cười: “Vợ chồng không ai dám mở miệng nói ngán cả, nói ngán sợ người kia buồn. Với hoàn cảnh bây giờ, có cái ăn là được rồi. Vợ chồng tôi phải tiết kiệm tối đa bởi không biết khi nào mọi thứ mới bình thường được như trước. Công việc của chồng tôi cũng không có gì chắc chắn, nếu ngày mai, ngày mốt công ty thông báo không có đơn hàng, cho nghỉ thì lấy gì nuôi con đây! Tôi nữa, giờ lương cũng chỉ cầm cự thôi, nếu công ty cho nghỉ thì mấy triệu còn lại cũng không còn. Tôi lại đang có con nhỏ, đi xin việc chỗ khác sẽ rất khó”.
Chị Trần Thị Hà, chủ nhà trọ cho hay, hoàn cảnh của vợ chồng chị Nga rất éo le, thuộc diện khó khăn nhất khu trọ. Hai vợ chồng chạy chữa nhiều năm mới có được mụn con, em bé lại quấy, hay ốm nên thu nhập của hai vợ chồng đều dồn hết cho con. Để hỗ trợ chị Nga trong đợt dịch Covid-19 này, chị Hà đã giảm một nửa tiền phòng trong 3 tháng liên tiếp, bên cạnh đó chị còn tặng gạo, mì tôm, nhu yếu phẩm…
“Chủ nhà trọ giảm tiền phòng, tặng gạo, mì tôm nên gia đình tôi đỡ lắm! Công đoàn quận Gò Vấp cũng có tặng quà. Sự hỗ trợ của mọi người dành cho gia đình tôi vào giai đoạn này còn quý hơn vàng”, chị Nga xúc động.
Trong chuyến công tác phía Nam mới đây, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Đình Khang cũng đã đến phòng trọ thăm, tặng quà, động viên gia đình chị Nga cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
![]() Covid-19: Cập nhật thông tin 7h sáng ngày 8/6, số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 7 triệu người với hơn 405 nghìn ... |
![]() Nhà ở cho công nhân, nhất là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất là một vấn đề lớn, đòi hỏi sự chung ... |
![]() Mặc dù đã định hướng được phương án sẵn sàng khai thác trở lại các đường bay quốc tế nhưng các hãng hàng không vẫn phải ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
