![]() |
Những ngày hậu dịch Covid-19, bữa cơm của những gia đình công nhân như ba mẹ con chị Kiều "thường trực rau". |
Chị Kiều quê ở Quảng Nam. Chị vào TP.HCM làm công nhân đã gần 20 năm. Chồng chị bỏ đi theo người khác khi đứa con gái nhỏ được 4 tuổi. Chị ở vậy gần 10 năm qua, một mình nuôi hai con. Con gái lớn 17 tuổi đang học lớp 12, con gái nhỏ 14 tuổi đang học lớp 9. Ba mẹ con chị ở trọ trong một căn phòng nhỏ trên đường Phạm Văn Chiêu (quận Gò Vấp). Tổng tiền phòng, điện, nước mỗi tháng hết 1,7 triệu đồng.
Chị chia sẻ, trước dịch Covid-19, chi phí cho tiền phòng, điện, nước như vậy không phải là vấn đề lớn đối với ba mẹ con nhưng từ sau Tết đến nay, đó thực sự là “vấn đề nan giải”. Trước đây, công ty có đơn hàng thường xuyên, chị làm lâu năm, lại chịu khó tăng ca nên thu nhâp của chị rất tốt. Chưa kể, chị còn nhận thêm đế giày về nhà làm thêm vào buổi tối. “Hai đứa nhỏ cũng chịu khó, sau giờ học không đi chơi mà ở nhà phụ mẹ quét keo, viền đế giày. Cực một chút, ngày nào cũng làm tới 11, 12 giờ đêm nhưng nhờ vậy mỗi tháng ba mẹ con kiếm thêm được hơn 2 triệu đồng. Tiền làm thêm trả tiền phòng vẫn dư, phụ vào tiền học của hai đứa con, tiền lương của tôi thì dùng cho chi tiêu ăn uống, dư ra được chút đỉnh”.
Nhưng khi dịch Covid-19 ập đến, công ty không có đơn hàng, gần như mọi nguồn thu của chị bị cắt giảm. Không có việc để làm thêm buổi tối, công ty không tăng ca, giờ làm việc giảm, mỗi tháng chị chỉ làm một số ngày, thu nhập mấy tháng gần đây chỉ còn hơn 3,2 triệu đồng.
![]() |
Xóm trọ công nhân những ngày hậu dịch Covid-19, những nữ công nhân mất việc, bị giảm việc ở nhà trọ chăm con và nấu những bữa cơm "thường trực rau". |
“Thu nhập giảm nhưng các khoản khác vẫn phải chi. Chủ nhà trọ có giảm tiền thuê trọ, có cho gạo, mì tôm nhưng cũng có mức độ thôi, ba mẹ con phải tiết kiệm tối đa, chi tiêu tính toán từng ngàn”, chị Kiều bộc bạch. Với thu nhập hơn 3,2 triệu đồng, sau khi trừ 1,7 triệu đồng cho tiền phòng, điện, nước, ba mẹ con chị còn 1,5 triệu đồng để trang trải sinh hoạt phí.
Ba mẹ con thống nhất mỗi ngày ăn uống không được quá 50.000 đồng. Chị chia sẻ, thực đơn những ngày hậu dịch Covid-19 của ba mẹ thường trực “rau là rau”. Chị cười: “5.000 đồng rau muống, 2 quả trứng chiên hoặc luộc, lấy nước rau làm canh. Vậy là xong một bữa”.
Bữa thịt gần đây nhất của ba mẹ con cách đây đã gần 1 tuần. “Tôi mua 40.000 đồng thịt gà về kho sả ớt, ăn cả ngày. Muốn có vị thịt heo thì mua 20.000 đồng da heo về phi tỏi ớt cũng ra một món. Muốn có vị thịt bò thì mua 20.000 đồng bò viên hoặc gân bò về xào đậu ve. Sáng một gói mì tôm hoặc 5.000 đồng xôi. Dịch ập tới, ai cũng khổ hết, nên ba mẹ con cùng bảo nhau cố gắng thôi”, chị Kiều giữ giọng lạc quan.
Chị Kiều chia sẻ thêm, lúc công ty làm ăn thuận lợi, đơn hàng nhiều, ba mẹ con chị làm thêm, chị chịu khó tăng ca nên có để dành được chút ít. “Có tiền để dành nhưng là để dành cho con học hành sau này, tôi không dám tiêu pha phung phí vào số tiền để dành đó bởi không biết tình hình khó khăn này kéo dài bao lâu. Một vài chị em cùng công ty nằm trong nhóm cắt giảm lao động, mấy nay đi tìm việc mà chưa có, tôi cũng thấy lo. Mình may mắn vì vẫn còn có việc, có lương dù hơi ít nhưng có còn hơn không. Mong cho khó khăn qua nhanh, công ty có đơn hàng, cuộc sống bình thường trở lại”, chị Kiều bày tỏ.
Chị Trần Thị Hà, chủ nhà trọ, cho biết thêm: “Chị Kiều làm mẹ đơn thân, nuôi hai con ăn học không phải là chuyện đơn giản. Chị ấy rất chịu khó, tăng ca, làm thêm suốt. Có một điều rất mừng là hai đứa con của chị rất ngoan, không chơi bời, ngoài giờ học còn phụ mẹ làm đế giày”.
Chị Nguyễn Thị Kiều là công nhân Công ty Cổ phần Giày da Huê Phong. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm 2020, công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu sản xuất và thị trường xuất khẩu, dẫn đến hơn 90% đơn hàng đã bị hủy nên đã phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc và cắt giảm 2.220 lao động tại một số bộ phận. Công ty hiện có 2.488 người lao động, trong đó có 2.239 là nữ. Hiện, công ty vẫn duy trì sản xuất những đơn hàng cũ để chờ đợi đơn hàng mới nhưng các đối tác vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Phía công ty cho biết, nếu tình hình đơn hàng không khả quan hơn, công ty bắt buộc phải lên kế hoạch cắt giảm thêm khoảng 500 lao động nữa trong tháng 6/2020.
![]() Covid-19 - Cập nhật thông tin 7h sáng ngày 7/6, số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 6,96 triệu người với hơn ... |
![]() Câu hỏi ấy hôm nay lại phải dành cho một công trình sừng sững giữa quận trung tâm của Thủ đô: Công trình xử lý ... |
![]() Nỗi bức xúc của cư dân chung cư GP Invest, số 170 Đê La Thành, Đống Đa, Hà Nội xuất phát từ tiếng ồn và mùi ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
