Kinh phí công đoàn 2%: Cân bằng lợi ích, củng cố niềm tin
Công đoàn

Kinh phí công đoàn 2%: Cân bằng lợi ích, củng cố niềm tin

NGUYỄN VIỆT
Tác giả: NGUYỄN VIỆT
Luật Công đoàn 2024 tiếp tục duy trì quy định mức đóng kinh phí công đoàn 2% quỹ tiền lương đã nhận được sự đồng tình từ nhiều phía.
Luật Công đoàn 2024: Phải “đo” được khó khăn, thay vì chỉ cảm nhận

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, quyết định này không chỉ giúp tổ chức công đoàn phát huy vai trò hỗ trợ người lao động mà còn phản ánh sự chia sẻ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng lao động và xã hội.

Kinh phí công đoàn 2%: Cân bằng lợi ích, củng cố niềm tin
"Bữa cơm Công đoàn" tri ân người lao động.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp đảm bảo điều kiện vật chất cho tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả. Nguồn thu từ kinh phí công đoàn 2% đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động. Không có nguồn lực, công đoàn không thể vận hành, càng không thể chăm lo tốt cho đoàn viên trong những lúc khó khăn nhất.

Thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Thực tế, mức đóng này đã được duy trì từ nhiều năm nay và không tạo ra gánh nặng quá lớn cho doanh nghiệp. Với mức lương bình quân khoảng 5,7 triệu đồng/tháng, một doanh nghiệp đóng khoảng 1,4 triệu đồng/năm cho mỗi người lao động, trong đó 75% (hơn 1 triệu đồng) được giữ lại ở công đoàn cơ sở để phục vụ trực tiếp cho người lao động như hỗ trợ ốm đau, hoàn cảnh khó khăn, quà Tết, sinh nhật, tổ chức hoạt động thể thao, văn hóa…

Nhiều doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả, bày tỏ sự đồng thuận với việc duy trì mức đóng 2%. Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc Nhân sự một tập đoàn dệt may tại Long An cho biết chúng tôi coi khoản 2% này là phần trách nhiệm xã hội và đầu tư vào sự ổn định của lực lượng lao động.

“Khi người lao động cảm thấy được quan tâm, họ sẽ yên tâm làm việc, năng suất tăng, xung đột giảm. Đây là lợi ích lâu dài”, Ông Tuấn bày tỏ.

Đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ, kinh phí công đoàn không phải là khoản “chi phí chết”. Khi người lao động cảm thấy được chăm lo, họ gắn bó và cống hiến hơn. Chính doanh nghiệp là bên hưởng lợi lâu dài.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc tiếp tục duy trì mức đóng 2% là hợp lý nếu được sử dụng hiệu quả và minh bạch. Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Nhân sự Tập đoàn May Việt Tiến chia sẻ chúng tôi sẵn sàng tuân thủ quy định và đã duy trì đóng kinh phí công đoàn đầy đủ nhiều năm qua.

“Tuy nhiên, điều doanh nghiệp quan tâm là số tiền đó có thực sự mang lại lợi ích cho người lao động hay không. Công đoàn phải thể hiện được vai trò thiết thực, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp như dịch bệnh, tai nạn lao động, tranh chấp nội bộ”, ông Dũng nói.

Mỗi dịp Tết đến, nhiều công đoàn cơ sở tổ chức các chuyến xe đưa công nhân về quê ăn Tết.
Mỗi dịp Tết đến, nhiều công đoàn cơ sở tổ chức các chuyến xe đưa công nhân về quê ăn Tết.

Đồng quan điểm, bà Trần Ngọc Hân, Phó Tổng Giám đốc một doanh nghiệp FDI tại khu công nghiệp VSIP (Bình Dương) nhấn mạnh không phản đối việc đóng kinh phí công đoàn. Tuy nhiên, muốn thấy rõ hơn việc số tiền này được sử dụng như thế nào, đặc biệt là ở cấp công đoàn cơ sở. Cần có báo cáo định kỳ công khai, tránh hình thức hoặc chi tiêu lãng phí.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường đặt yêu cầu cao về trách nhiệm giải trình, đặc biệt là khi họ phải tuân thủ quy định tài chính chặt chẽ từ công ty mẹ ở nước ngoài. Đại diện một doanh nghiệp Nhật Bản tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) đánh giá, chúng tôi hiểu vai trò của tổ chức công đoàn và không phản đối mức đóng 2%.

“Nhưng để thuyết phục tập đoàn mẹ duyệt ngân sách, chúng tôi cần thấy báo cáo rõ ràng, công khai về cách sử dụng quỹ công đoàn và các kết quả mang lại cho người lao động. Tính minh bạch là yếu tố sống còn”, đại diện doanh nghiệp nhấn mạnh.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), đại diện cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trên toàn quốc cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm, nhưng cho rằng cần có phương án linh hoạt và khả thi hơn trong thực hiện.

Đầu tư cho sự ổn định và phát triển lâu dài

Từ phía người lao động, những người được hưởng lợi trực tiếp từ nguồn kinh phí công đoàn đều ủng hộ việc duy trì mức đóng này. Họ cho rằng, đây là “nguồn lực sống” cho các hoạt động chăm lo, hỗ trợ, đặc biệt trong lúc khó khăn.

Việc tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” cho đoàn viên, người lao động là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa thể hiện sự quan tâm của các cấp Công đoàn, lãnh đạo doanh nghiệp dành cho người lao động.
Việc tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” cho đoàn viên, người lao động là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa thể hiện sự quan tâm của các cấp Công đoàn, lãnh đạo doanh nghiệp dành cho người lao động.

Tại nhiều nhà máy, công nhân vẫn nhớ rõ những lần được công đoàn hỗ trợ trong thời điểm khó khăn nhất khi ốm đau, tai nạn, hay dịp Tết xa quê. Chị Lê Thị Hạnh, công nhân ngành da giày tại TP.HCM kể: “Tôi từng được công đoàn hỗ trợ viện phí cho con nhỏ, rồi Tết nào cũng có phần quà. Với công nhân, những điều đó có ý nghĩa rất lớn. Nếu không có quỹ công đoàn, chắc gì chúng tôi đã được quan tâm đến vậy”.

Chị Nguyễn Thị Hòa, công nhân may tại Nam Định chia sẻ năm ngoái tôi bị tai nạn lao động, công đoàn hỗ trợ viện phí và còn giúp xin trợ cấp. Không có công đoàn, tôi không biết xoay xở ra sao. Nhưng tôi cũng mong công đoàn gần gũi hơn, lắng nghe và hành động nhanh chóng hơn.

Những câu chuyện như vậy cho thấy vai trò “cầu nối” mà kinh phí công đoàn mang lại, không chỉ về vật chất mà cả tinh thần đoàn kết và sẻ chia trong môi trường làm việc.

Dưới góc nhìn chuyên gia, TS. Nguyễn Đức Thành, chuyên gia kinh tế cho rằng quy định mức đóng 2% là hợp lý nếu đặt trong tổng thể chính sách an sinh xã hội và quản trị thị trường lao động. Tổ chức công đoàn là thiết chế đại diện quan trọng cho người lao động.

Nếu không có nguồn lực ổn định, tổ chức này không thể thực hiện chức năng hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tái định hình lại vai trò công đoàn theo hướng chủ động, chuyên nghiệp, và gắn với thực tiễn hơn. Ông Thành cũng lưu ý, với bối cảnh kinh tế hiện nay, cần có cơ chế kiểm toán độc lập và báo cáo tài chính công khai từ các cấp công đoàn.

“Minh bạch là chìa khóa để giữ vững lòng tin, không chỉ từ người lao động mà còn từ phía doanh nghiệp. Nếu làm tốt, doanh nghiệp sẽ không coi mức đóng 2% là chi phí, mà là đầu tư cho sự ổn định nhân sự”, ông Thành khẳng định.

Kinh phí công đoàn 2% – con số không chỉ mang ý nghĩa tài chính.
Kinh phí công đoàn 2% – con số không chỉ mang ý nghĩa tài chính.

PGS.TS. Nguyễn Văn Khải, chuyên gia kinh tế lao động phân tích, việc duy trì mức 2% là một thông điệp chính sách rõ ràng. Nhà nước không để công đoàn hoạt động đơn độc, mà đặt trách nhiệm hỗ trợ lên vai cả hệ thống, từ doanh nghiệp đến chính quyền. Điều này giúp cân bằng giữa chi phí và phúc lợi xã hội.

TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh, Giảng viên Luật Lao động (ĐH Luật TP. HCM) cũng ủng hộ việc duy trì mức 2% vì tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật lao động. Việc giữ nguyên quy định 2% trong Luật Công đoàn giúp duy trì sự nhất quán với các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chi phí nhân công khác trong hệ thống pháp luật. Điều này tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện trong thực tế.

Như vậy, quy định về mức đóng kinh phí công đoàn 2% không chỉ là vấn đề tài chính mà còn phản ánh triết lý “chia sẻ trách nhiệm” giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động trong việc xây dựng quan hệ lao động bền vững.

Việc giữ nguyên quy định này trong Luật Công đoàn 2024 cho thấy Nhà nước vẫn kiên định với nguyên tắc phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên, để quy định này thực sự phát huy hiệu quả, các tổ chức công đoàn cần nâng cao năng lực hoạt động, tăng cường minh bạch tài chính, chủ động đổi mới phương thức chăm lo, bảo vệ người lao động. Khi đó, 2% sẽ không còn là con số bị “mổ xẻ” mỗi mùa lập pháp, mà sẽ là biểu tượng cho sự đồng hành, trách nhiệm và phát triển bền vững.

Ngày 27/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Công đoàn năm 2024 thay thế Luật Công đoàn năm 2012. Luật Công đoàn năm 2024 có 06 chương, 37 điều (tăng 04 điều so với Luật hiện hành) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Điểm đáng chú ý về tài chính công đoàn, tại Điều 29 Luật Công đoàn 2024 vẫn quy định kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng là 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động (điểm b khoản 1 Điều 29). Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đây là cơ sở pháp lý quan trọng, được thực hiện ổn định và phát huy hiệu quả trong việc bảo đảm điều kiện vật chất cho tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, chăm lo tốt hơn cho người lao động.
Luật Công đoàn 2024: “Van xả áp” giúp doanh nghiệp vượt qua “cơn bão” chi phí Luật Công đoàn 2024: “Van xả áp” giúp doanh nghiệp vượt qua “cơn bão” chi phí

Việc sửa đổi Điều 30 của Luật Công đoàn 2024 cho phép doanh nghiệp được miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng kinh phí công đoàn ...

Luật Công đoàn 2024: Linh hoạt chính sách đi kèm minh bạch và công bằng Luật Công đoàn 2024: Linh hoạt chính sách đi kèm minh bạch và công bằng

Một trong những điểm nổi bật của Luật Công đoàn 2024 là quy định tại Điều 30 cho phép doanh nghiệp được tạm dừng đóng ...

Luật Công đoàn 2024: Phải “đo” được khó khăn, thay vì chỉ cảm nhận Luật Công đoàn 2024: Phải “đo” được khó khăn, thay vì chỉ cảm nhận

Khái niệm “khó khăn do bất khả kháng” và “không có khả năng đóng” tại Điều 30 Luật Công đoàn 2024 là điểm mấu chốt ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm