![]() |
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang làm việc tại Công ty Huê Phong. |
Cùng đi còn có Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải, các đồng chí Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Quận ủy, Ủy ban Nhân dân và Liên đoàn Lao động quận Gò Vấp...
Công đoàn cơ sở làm tốt vai trò đại diện tại doanh nghiệp
Ông Huỳnh Khởi Phương, Phó Tổng giám đốc Công ty Huê Phong cho biết, công ty hiện có 2.488 người lao động, trong đó có 2.239 là nữ, tiền lương bình quân của người lao động gần 8 triệu đồng/người/tháng. Năm 2019, công ty sản xuất hơn 16.200.000 đôi giày, xuất khẩu hơn 91% sang thị trường châu Âu và Mỹ, phần còn lại xuất sang thị trường Nhật. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm 2020, công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu sản xuất và thị trường xuất khẩu, dẫn đến hơn 90% đơn hàng đã bị hủy nên đã phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc và cắt giảm 2.220 lao động tại một số bộ phận từ 15/6 (không có lao động nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi).
Hiện, công ty vẫn duy trì sản xuất những đơn hàng cũ để chờ đợi đơn hàng mới nhưng các đối tác vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. Nếu tình hình đơn hàng không khả quan hơn, công ty bắt buộc phải lên kế hoạch cắt giảm thêm khoảng 500 lao động nữa trong tháng 6/2020.
![]() |
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang động viên công nhân Công ty Huê Phong. |
Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty Huê Phong Võ Hùng Lâm cho biết, khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động. Với vai trò là đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Ban Chấp hành công đoàn đã tham mưu đề xuất với Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc thực hiện chi trả chế độ chính sách cho 2.220 công nhân lao động đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật, để đảm bảo đời sống của người lao động. Đến nay, chưa có bất kỳ người lao động nào thắc mắc, khiếu nại khi bị cắt giảm. Đồng thời, Ban Chấp hành công đoàn kịp thời báo cáo Liên đoàn Lao động quận và cùng Liên đoàn Lao động quận chủ động liên hệ, kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận có nhu cầu tuyển dụng lao động để công nhân có điều kiện tìm việc làm mới.
![]() |
Ông Huỳnh Khởi Phương - Phó Tổng giám đốc Công ty Huê Phong gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đến thăm, động viên doanh nghiệp và công nhân. |
Bà Nguyễn Thị Bạch Yến - Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Gò Vấp cho biết thêm, qua giới thiệu việc làm, hiện nay đã có gần 500 người lao động tìm được việc làm mới. Các doanh nghiệp tuyển dụng hoạt động trong ngành may mặc. Vì đặc thù Công ty Huê Phong làm giày da, một số công nhân có tay nghề mong muốn tìm kiếm việc làm phù hợp nên tự kiếm việc làm ở các nơi khác.
Công nhân mong công ty sớm có đơn hàng mới
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đánh giá cao sự phối hợp của công đoàn cơ sở với chủ doanh nghiệp trong việc đảm bảo chế độ, quyền lợi cho người lao động.
“Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp. Cảm ơn lãnh đạo Công ty Huê Phong, dù gặp khó khăn nhưng đã cố gắng để đảm bảo các chế độ cho người lao động theo đúng quy định của Bộ luật Lao động. Đặc biệt, sự phối hợp giữa doanh nghiệp và công đoàn đã góp phần đảm bảo mối quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp”, đồng chí Nguyễn Đình Khang chia sẻ. Thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đình Khang mong anh chị em công nhân hãy chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, đồng hành để cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.
![]() |
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải thăm hỏi, động viên công nhân Công ty Huê Phong. |
Chị Trương Thị Cúc, quê Bình Thuận, làm việc 6 năm ở công ty, đang có bầu ở tháng thứ 7, chia sẻ: “Mấy tháng nay, tôi chỉ làm việc vào giờ hành chính, được đi trễ, về sớm, phần vì đang có bầu, phần vì công ty không có đơn hàng mới. Tiền lương cơ bản hiện tại của tôi được 5,7 triệu đồng/tháng, cũng đủ trang trải cuộc sống. Lương của chồng thì để dành để vài tháng nữa tôi về quê sinh con. Tôi hy vọng công ty sẽ có được đơn hàng mới, hết thai sản tôi sẽ tiếp tục quay trở lại làm việc”.
Chị Hà Thị Hậu, làm việc tại công ty 5 năm, đang mang thai tháng thứ 6, xúc động: “Hôm nay được lãnh đạo của tổ chức Công đoàn về thăm, tặng quà, động viên, tôi rất vui. Người ta nói “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” là vậy, những sự chia sẻ đối với công nhân lúc này thật quý biết bao”.
Dịp này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Quận ủy, Ủy ban Nhân dân quận Gò Vấp cũng đã tặng 50 phần quà, mỗi phần quà trị giá 1.5 triệu đồng (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ 1 triệu đồng, Quận ủy, Uỷ ban Nhân dân quận hỗ trợ 500.000 đồng) cho các nữ công nhân đang mang thai và có hoàn cảnh khó khăn.
![]() Covid-19 - cập nhật thông tin 7h sáng ngày 3/6, số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 6,47 triệu người với hơn ... |
![]() Sau đại dịch Covid-19, Công ty TNHH SEES VINA trên địa bàn huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) không ký được đơn hàng mới, thiếu việc ... |
![]() Liên quan đến vụ TNGT làm 1 người chết, 2 người bị thương rồi bỏ trốn, ngày 26/5/2020, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
