Và nổi lên một thực tế rất đáng quan tâm từ những số liệu biết nói. Ủy ban Tư pháp Quốc hội đánh giá cơ bản các Chủ tịch UBND và các UBND đã có những động thái tích cực trong việc giải quyết các vụ án hành chính ở địa phương, nhiều tỉnh đã có 100% người đại diện hoặc UBND tỉnh tham gia đối thoại và có mặt theo giấy triệu tập ở các phiên tòa hành chính như: Sơn La, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Kon Tum, Vĩnh Long. Báo cáo này cũng cho thấy nếu các địa phương cử người tham gia đối thoại đầy đủ thì tỷ lệ hòa giải các vụ án kết quả cao, việc giải quyết các vụ án hành chính sẽ có hiệu quả tích cực.
![]() |
Bác Hồ với đồng bào các dân tộc thiểu số. Ảnh tư liệu. |
Tuy vậy, cũng theo báo cáo này có những địa phương Chủ tịch UBND tỉnh hoặc UBND không chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật, không tham gia đối thoại và cũng không tham gia phiên tòa. Số liệu giám sát cho thấy trong 3 năm qua từ 2019-2021 có tới 32,6% phiên đối thoại và 27,8% phiên tòa hành chính vắng mặt UBND tỉnh hoặc người đại diện. Điều đáng nói là tỷ lệ vắng mặt cao lại rơi vào các thành phố lớn, là trọng điểm kinh tế xã hội của vùng miền như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Cụ thể số lượng chủ tịch hoặc người đại diện UBND các cấp không tham gia phiên tòa ở Hà Nội là gần 44%, Thành phố Hồ Chí Minh là hơn 61%, Đà Nẵng hơn 16%. Ở một góc nhìn khác thì một số tỉnh chưa phát triển, địa bàn không quá lớn, dân cư không đông, số lượng các vụ án hành chính tuy không nhiều nhưng chủ tịch hoặc người đại diện UBND cũng thường xuyên vắng mặt như Sóc Trăng 78/88 phiên đối thoại, Lạng Sơn 45/65 phiên tòa, Đà Nẵng 67/88 phiên tòa.
Có một vài địa phương không hề thấy bóng dáng Chủ tịch UBND tỉnh hoặc người đại diện, như Hà Nội trong 3 năm qua Chủ tịch UBND thành phố vắng mặt 100% phiên đối thoại và ở các phiên tòa, tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch UBND các cấp vắng mặt tại các phiên đối thoại.
Tình trạng này dẫn đến hệ lụy như Ủy ban Tư pháp đánh giá là Chủ tịch UBND các cấp đã bỏ qua cơ hội được lắng nghe ý kiến của dân, được đối thoại để cùng nhau tháo gỡ vướng mắc, khiến dân bức xúc và kéo dài thời gian tố tụng; mặt khác nhiều UBND tỉnh không chịu cung cấp chứng cứ cho tòa, bản án có hiệu lực vẫn không chịu thi hành án, ... càng làm cho quá trình giải quyết thêm phức tạp và kéo dài, khiến tồn đọng nhiều vấn đề rất nan giải. Điều đáng nói cho đến nay chưa có Chủ tịch UBND nào bị xử lý trách nhiệm về khi không thực hiện những yêu cầu của pháp luật từ các vụ án hành chính liên quan.
Từ thực trạng trên cho thấy nhiều vấn đề cần quan tâm và xử lý.
Một khi người đứng đầu hoặc đại diện UBND các cấp, đặc biệt là Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khước từ trách nhiệm hành chính của mình thì họ đã xem nhẹ trọng trách trước dân, không còn là công bộc của dân như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng giáo dục cán bộ, Đảng viên. Cần xem xét tư cách người đứng đầu bộ máy chính quyền khi xa dân, không muốn đối thoại với dân, không tích cực giải quyết vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình.
Tòa án là nơi được coi biểu hiện cho việc thượng tôn pháp luật, thực hiện công lý nhưng một khi lãnh đạo chính quyền các cấp không tham gia khi có giấy triệu tập của tòa án là không tuân thủ pháp luật, không thể làm gương cho người dân noi theo, nếu có thì chỉ là gương xấu mà thôi. Việc không sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật là điều không thể nào chấp nhận được đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, tạo ra những tiền lệ xấu và nếu kéo dài thì rất dễ trở thành tệ nạn quan liêu, xa dân, "quan cách mạng" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng cảnh báo. Bởi không ai được đứng ngoài và đứng trên pháp luật.
Việc xem nhẹ, thậm chí coi thường những quy định pháp luật trong các vụ án sẽ khiến cho các vụ án kéo dài không biết bao giờ mới kết thúc, thậm chí rơi vào tình trạng bế tắc; khiến những người trong cuộc mệt mỏi, bức xúc, gây lãng phí thời gian, công sức, tiền của của cá nhân và xã hội, làm xói mòn niềm tin của Nhân dân đối với chế độ, ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng một Nhà nước dân chủ pháp quyền.
Vì những lẽ đó, dư luận đề nghị các cơ quan đại biểu dân cử tiếp tục tăng cường giám sát và yêu cầu thực thi theo thẩm quyền cho phép, yêu cầu lãnh đạo các cấp khẩn trương chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để lập lại trật tự xã hội và củng cổ niềm tin của Nhân dân. Bởi muốn tạo dựng một Chính phủ kiến tạo, chính quyền kiến tạo thì việc đầu tiên là phải giữ nguyên phép nước, không có vùng cấm và không có ngoại lệ như đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Chiều 24/5 Quốc hội xem xét, ban hành một số nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển ... |
![]() Một số Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh vào các lĩnh vực chế tạo ... |
![]() Sáng nay 18/8, 100% ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có mặt đã thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
