![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: "Cả mười tỉnh đều xin cơ chế thì không thể gọi là đặc thù...". Ảnh: NHẬT BẮC |
Trước hết phải khẳng định thí điểm cơ chế đặc thù ở Khánh Hòa không phải tiền lệ chưa từng có. Trước đó, một số thành phố trọng điểm như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng cũng đã thực hiện và đem lại nhiều kết quả tích cực, thúc đẩy địa phương phát triển. Cho nên việc thí điểm lần này đã có cơ sở thực tế, tuy nhiên, khi vận dụng vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương cần phù hợp với yêu cầu phát triển đặc thù.
Ngoài một số chính sách chung thì Quốc hội cũng đã xem xét để cho phép thí điểm một số chính sách được coi là đặc thù cho Khánh Hòa như: công tác thu hồi đất, tách hỗ trợ, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư công hoặc cơ chế phát triển Khu kinh tế Vân Phong...
Tuy nhiên thế nào là cơ chế đặc thù và cơ chế này cần phải có những điều kiện kèm theo như thế nào cũng đã phát sinh nhiều ý kiến.
Theo đại biểu Phan Huỳnh Sơn (An Giang) thì trong 11 chính sách đặc thù cho Khánh Hòa thì có đến 8 chính sách mà nhiều tỉnh khác đều mong muốn, như vậy không thể coi là đặc thù, chẳng hạn như chính sách quản lý đất đai, tăng tính tự chủ của địa phương hay 4 cơ chế quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước. Đại biểu Sơn cũng đề nghị nếu đã là mang tính phổ biến, không phải đặc thù thì nên nghiên cứu áp dụng chung để lan tỏa sang các địa phương khác.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) băn khoăn về dự thảo nghị quyết không cho phép nhà đầu tư chuyển nhượng dự án trong vòng 3 đến 5 năm là thời hạn quá ngắn dễ phát sinh việc nhà đầu tư không đầu tư thực sự mà chỉ muốn "sang tay"...
Đại biểu Trần Quốc Tỏ (Bắc Ninh) cũng đề nghị phát triển kinh tế địa phương phải đi liền với giữ gìn an ninh quốc phòng. Đại biểu Nguyễn Sĩ Quang (TP. HCM) cho biết trong dự thảo chưa thấy đề cập vấn đề bảo vệ an ninh quốc phòng ở địa phương Khánh Hòa như Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị đã đề ra.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã rất lưu ý đến ý kiến các đại biểu trong đó có ý kiến đại biểu Phan Huỳnh Sơn. Thủ tướng khẳng định: "Cả mười tỉnh đều xin cơ chế thì không thể gọi là đặc thù..."
"Tất cả các tỉnh thành đều đề xuất cơ chế chính sách đặc thù, cùng là những nội dung này, thì cần xem xét. Việc phân cấp phải thực hiện nhiều hơn để làm sao Trung ương phát huy vai trò chủ đạo, còn địa phương mang tính chủ động nhiều hơn", Thủ tướng nói và lấy ví dụ như tách giải phóng ra khỏi dự án, phân cấp quản lý đất đai, quản lý khu công nghiệp,... là những yêu cầu của nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Từ việc thảo luận có thể rút ra một số nhận xét:
Cơ chế đặc thù phải đúng là mang tính đặc thù, chỉ có ở một hoặc vài địa phương, một khi đã trở thành phổ biến thì không nên và không thể coi là cơ chế đặc thù mà phải xem xét dưới góc độ khác, cơ chế phổ biến chẳng hạn, như vậy mới không lạm dụng hai chữ đặc thù và tính đặc thù, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách và hiệu quả thực hiện.
Cơ chế đặc thù là cơ chế đặc biệt, liên quan đến quốc kế dân sinh, đến phương hướng và tốc độ phát triển không chỉ một địa phương mà còn ảnh hưởng đến khu vực, đến các tỉnh thành lân cận nên trước khi ban hành cần có thảo luận kỹ càng, lắng nghe các phản biện xã hội, kể cả các nhà đầu tư, những tư vấn luật pháp... để có quyết sách chính xác.
Cơ chế đặc thù thực chất là phát huy nội lực cụ thể của địa phương với cơ chế thích hợp, nhằm thu hút đầu tư mạnh mẽ; là phát huy sự quản lý trong từng lĩnh vực, từng ngành, tạo nên sự phân cấp, phân quyền cao độ, cụ thể từ Trung ương đến địa phương, hướng tới một cơ chế giám sát minh bạch và hữu hiệu, đặc biệt là cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, trước hết là của những người đứng đầu. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng nhất trong cải cách hành chính mà Chính phủ cũng như cả hệ thống chính trị nước ta đang theo đuổi trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Cơ chế đặc thù là để các địa phương phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
Nếu bạn thấy bài viết hay, bổ ích, có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. Để đăng ký và sử dụng ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
![]() Hơn hai tuần mở cửa, TP HCM đang dần lấy lại sức sống của mình. Nhưng cơn “bạo bệnh” vừa qua với những thiệt hại ... |
![]() Sáng 21/4 trong cuộc thảo luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về báo cáo dân nguyện, có một đề nghị quan trọng rất ... |
![]() Hôm qua, Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM đã gửi khảo sát khẩn về các trường. Qua đó, các trường sẽ hỏi ý kiến ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
