![]() |
Trong phiếu khảo sát 3 phương án mà Sở GD&ĐT TP.HCM đưa ra, còn một phương án nữa mà Sở không đưa vào. Đó là có nên bỏ luôn Kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không? (Ảnh VNE) |
Theo đó, cuộc khảo sát có 3 lựa chọn: "Phụ huynh yên tâm và đồng ý cho con thi..."; "Phụ huynh không yên tâm nhưng vẫn đồng ý cho con thi..."; "Phụ huynh không yên tâm và không đồng ý cho con thi...". Tối hôm qua (28/6), các trường phải gửi kết quả về Sở để Sở tham mưu UBND Thành phố ra quyết định.
Báo chí sáng nay mô tả nhiều câu chuyện bi hài quanh cuộc khảo sát chóng vánh. Nếu coi những phương án lựa chọn kia là một bài thi, hoặc là một phần thi Ai là triệu phú thì nhiều người chơi (là phụ huynh, thí sinh) đã phải thực hiện quyền trợ giúp hỏi ý kiến người thân. Nhiều gia đình đã họp bàn căng thẳng để đưa ra lựa chọn của mình.
Và nhìn chung, các gia đình đều sẵn sàng hi sinh những ngày cách ly (nếu phải cách ly) để con em có lợi nhất trong cuộc đua đường đến Đại học. Mẫu câu hỏi trên sẽ khiến các gia đình hình dung thế này: nếu trả lời không đồng ý cho con thi thì con em có thể thi đợt sau; nếu trả lời không yên tâm nhưng vẫn đồng ý cho con thi thì vẫn có thể phải thi đợt sau. Còn nếu yên tâm và đồng ý thi thì khả năng cao, con sẽ thi luôn đợt 1.
Tất nhiên, đấy cũng chỉ là dự đoán, lo lắng riêng của các bậc phụ huynh. Nhưng giữa dịch bệnh đang chưa thấy đà chững lại như này, đợt 1 và đợt 2 cách nhau bao lâu? Không ai biết. Và việc các trường ĐH xét điểm thi tốt nghiệp sẽ giữ tỉ lệ bao nhiêu để đợi đợt 2? Không ai chắc chắn. Nên xu hướng các gia đình sẽ muốn con mình thực hiện thi luôn, tối ưu hóa lợi thế trong kỳ thi tuyển.
Mà phụ huynh đã yên tâm đã đồng ý rồi thì trách nhiệm là của chung! Điều này khiến dư luận không hài lòng và có cảm giác như Sở - những người có nhiều thông tin về tình hình dịch bệnh cũng như kỳ thi - đang chuyền quả bóng trách nhiệm tới gia đình sỹ tử (vốn chỉ mong điều thuận lợi nhất cho con em mình).
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 89.275 thí sinh đăng ký dự thi. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên làm công tác thi là hơn 18.000 người. Số điểm thi là 155. Gần 90 ngàn thí sinh cần ít nhất khoảng 90 ngàn phụ huynh, người nhà đưa đón, hậu cần. Tức là số lượng người liên quan gần 20 vạn.
Con số 20 vạn ấy phải đặt trong bối cảnh ngày hôm qua, TP.HCM thông báo sẽ tiếp tục thực hiện chỉ thị 10 sau lần đầu giãn cách; cả trăm ca mắc vẫn “nhảy” đều đều mỗi ngày; số ca bệnh chưa rõ nguồn lây vẫn tăng. Chưa thấy lối ra cụ thể trong tình hình dịch bệnh của TP.HCM.
Và trong phiếu khảo sát 3 phương án mà Sở GD&ĐT TP.HCM đưa ra, còn một phương án nữa mà Sở không đưa vào. Đó là có nên bỏ luôn Kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không?
Năm ngoái, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2020 của thành phố TP.HCM là 99,4%. Chúng ta đang đặt hàng chục vạn con người và cả thế trận chống dịch chung của thành phố để “truy vết” 0,6% học sinh không xứng đáng tốt nghiệp THPT.
Sẽ có người lập luận rằng, ngoài tốt nghiệp, kỳ thi cũng là thước đo để xét tuyển Đại học. Nhưng thực tế, có những trường đã thực hiện bài kiểm tra riêng. Và cách làm từng trường nhỏ lẻ, đan cài ở trong các thời điểm ngơi dịch là khả thi. Chưa kể, việc xét tuyển dựa trên bảng điểm, học bạ cùng bài luận… cũng có thể là một phương án có thể cân nhắc. Thực tế, câu chuyện này đã được nói rất nhiều ở các kỳ thi trước về sự phí phạm tiền bạc, công sức của xã hội cho một kỳ thi mà trên 99% thí sinh đỗ.
TP.HCM đã đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc chống dịch. Thành phố đã tiêm chủng với tốc độ cao và nhiều nhất cả nước. Năng lực xét nghiệm của thành phố cũng là vô tiền khoáng hậu. Thành phố cũng là nơi đầu tiên thí điểm cách ly F1 tại nhà. Suốt đợt dịch này, với vô vàn nghịch cảnh, khi TP.HCM chính thức vượt qua đại dịch, thành phố sẽ để lại rất nhiều bài học chống dịch cho các địa phương khác. Thành phố đóng góp rất nhiều những thí điểm đột phá để phá vỡ những bế tắc của tình huống.
Và thành phố năng động, sáng tạo và táo bạo ấy sẽ đi một bước xa nữa nếu tiếp tục thí điểm bỏ Kỳ thi tốt nghiệp THPT để đảm bảo an toàn cho người dân, cũng như làm hình mẫu cho sau này. Một quyết sách giáo dục vì an toàn chung, vì sức khỏe của con người cũng là một nền giáo dục nhân bản mà bộ mong đợi vậy.
![]() Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong khi đó, lượng lớn người tiếp xúc gần (F1) ... |
![]() Đang tắm biển, anh Vỹ nghe tiếng hô thất thanh của một phụ nữ cách đó chừng 7-8m. Biết chuyện chẳng lành, anh dặn con ... |
![]() Hơn 1 tháng tham gia tình nguyện ở tâm dịch Việt Yên (tỉnh Bắc Giang), gần 2 tuần “3 tại chỗ” tại công ty, chị ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
