
Cụ thể, hàng loạt chùm ảnh từ mạng xã hội cũng như báo chí cho thấy, trong kỳ thi năm nay, với điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiều thì sinh đã mặc quần sóoc, quần đùi, áo phông cộc tay, đi dép lê.. tới dự thi. Các thí sinh này chia sẻ, các em thấy thoải mái nên mặc. Một số giám thị nghiêm khắc nhận định, trang phục trên thiếu nghiêm túc và thiếu tôn trọng với kỳ thi. Dư luận cũng chia phe, người coi đó là thường, người chê trách.
Tra cứu lại điều lệ thi, người viết thấy không có bất cứ một dòng nào đề cập tới trang phục dự thi. Đồng nghĩa, về lý, các em thí sinh hoàn toàn có thể mặc bất cứ trang phục nào phù hợp để ra vào công sở (cụ thể ở đây là trường học - điểm thi). Và trong quy định về trang phục ra vào công sở, cũng rất khó để coi thí sinh mặc quần đùi, áo cộc, đi dép lê là “phản cảm”.
Đó là về lý, còn về tình, tôi cũng ủng hộ quan điểm các em thí sinh có thể mặc trang phục thoải mái, không phản cảm và vi phạm quy định về ra vào công sở. Bởi, kỳ thi vốn đang bị đẩy những áp lực quá cao, các em thí sinh đã nỗ lực học tập và đang coi nó là bình thường từ cách phục trang của mình không có gì đáng chê trách.
Xa hơn, nhìn vào cuộc tranh luận, chúng ta thấy tư duy hình thức bám rễ rất sâu trong lòng một bộ phận dư luận. Biểu hiện của điều này cũng không khó để thấy với muôn hình vạn trạng. Nào tranh cãi về dáng ngủ cô hoa hậu; nào chỉ trích sắc thái ăn mừng của cô thí sinh thi Olympia khi đối thủ trả lời sai; nào soi mói về chiếc đồng hồ đeo tay của một tu sĩ… Có quá nhiều thứ bị lãng quên trong cái “lõi” khi chúng ta chỉ chăm chăm nhìn cái “vỏ”.
Trước đó, giáo sư Trương Nguyện Thành cũng đã gây sốc khi cố tình mặc quần đùi lên giảng đường giảng bài cho sinh viên. Thông điệp ông Thành muốn truyền tải cũng giống như những gì chúng ta đang thấy trong câu chuyện tranh cãi ngày hôm nay: đừng nhìn vẻ bề ngoài, hãy tập trung vào bài giảng. Đồng thời, “Giáo sư quần đùi” cũng nhấn mạnh về sự tôn trọng sự khác biệt, đa dạng, thứ mà chúng ta rất thiếu.
Tại sao phải mặc quần xanh áo trắng, sơ vin, đi dép có quai hoặc giày - những thứ vốn rất ngột ngạt giữa mùa hè nóng - khi thi? Tại sao chúng ta phải tuân thủ những tiêu chuẩn bất thành văn chỉ bởi nó được lặp đi lặp lại qua thời gian? Tại sao những thí sinh 18 tuổi, tuân thủ điều lệ thi, tập trung vào bài làm của mình lại bị chỉ trích chỉ bởi các em mặc trang phục bị cho là “không phù hợp”?
Chỉ bởi vì họ khác biệt so với thế hệ trước! Và đó cũng là một nguyên nhân sâu thẳm của cuộc tranh cãi tưởng rất “xàm” này. Thú vị ở chỗ, khi các em thí sinh mặc quần đùi được phỏng vấn, đều có nói đại ý, chúng em không nghĩ nhiều. Các em thực hành hoàn toàn theo thói quen của thế hệ. Những buổi hẹn hò, những cuộc đi chơi, và kể cả phỏng vấn xin việc cho những vị trí công việc part-time, nhiều em cũng mặc quần soóc áo cộc tay.
Và cá nhân tôi, người đã từng tham gia phỏng vấn công việc cả trăm ứng viên GenZ, tôi thấy, dù chúng ta không quen mắt, thậm chí nghiêm trọng có thể coi đó là “thiếu nghiêm túc”, nhưng kỳ thực, trang phục các em không có gì phản cảm. Cảm giác “thiếu tôn trọng” có chăng chỉ đến từ thói quen của chúng ta, những người lớn lên trong thế hệ “đóng thùng”. Và với tôi, màu tóc, hình xăm, quần áo,... không bao giờ là tiêu chí để đánh giá ứng viên, dù trẻ hay không còn trẻ.
Quay trở lại câu chuyện về trang phục của kỳ thi, nó là “trend” nhỏ trên mạng, đến rồi đi. Nhưng nhìn trong sâu thẳm, nó cũng biểu đạt rất nhiều tâm lý coi trọng hình thức, sự khác biệt thế hệ, và thói quen phán xét hà khắc với người trẻ.
Nếu thực sự bạn vẫn đang khó chịu về trang phục của thí sinh, bạn đã xem đề thi các môn học năm nay chưa?
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Quần đùi, dép lê đi thi, thì sao?", bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
