![]() |
Một góc TP HCM. Ảnh: Báo Chính phủ. |
TS Trần Hoàng Ngân đồng thời là ĐBQH TP HCM viết thế này: "Hai năm dịch bệnh đã lấy đi của TP HCM 292.957 tỉ đồng. Lẽ ra, con số tương đương 12 tỉ USD này là của doanh nghiệp, thu nhập của người dân, là nguồn thu ngân sách. Nhưng...!"
Không chỉ tiền bạc với con số khổng lồ, đại dịch Covid-19 còn cướp đi hơn 16.000 người của thành phố năng động nhất nước này, đẩy hàng triệu người vào lo sợ, ảm đạm trong dịch bệnh và bất định về tương lai. Nhưng đau thương thế nào, mất mát ra sao thì chúng ta cũng nên nhìn về phía trước vì cuộc đời không thể buồn đau mãi với quá khứ và tương lai không chờ những người ngồi gặm nhấm buồn đau.
Nhưng “hồi sinh” thế nào và đứng dậy ra sao để trở lại như trước thì TP HCM còn quá nhiều việc phải làm, nhất là trong đợt dịch khủng khiếp vừa qua, thành phố này đã lộ ra nhiều “lỗ hổng”. Khi TP HCM "lâm trọng bệnh", chúng ta mới chợt nhận ra thành phố này người nghèo quá nhiều, cuộc sống của họ quá bấp bênh, mức sống quá thấp và "lệ" nhiều hơn "hoa"!
Quá tải hạ tầng không chỉ giao thông mà còn thể hiện rõ khi những khu nhà trọ ổ chuột hằng hà sa số, hệ thống y tế nhanh chóng quá tải khi dịch bệnh dồn dập hay an sinh lúng túng thời gian đầu,... Không khó để thấy cả trên mạng xã hội lẫn ti vi, báo chí những xóm nghèo ẩm thấp, chen chúc với nguy cơ dịch bệnh cùng hàng loạt bất cập khác lộ quá rõ ràng.
Để khắc phục được những điểm yếu "chí mạng" trên từng khiến nhiều người bệnh nặng hơn đáng có, chính quyền vất vả hơn từng nghĩ và bà con vội vã rời TP HCM về quê khi mở cửa thì Sài Gòn cần rất nhiều nguồn lực để tái thiết. Tôi vẫn tin thành phố sẽ ổn sớm và lấy lại vị thế của mình dù khó khăn và cực kì vất vả nhưng ngay lúc này TP HCM cần chung tay góp sức và cả hỗ trợ từ nhiều phía.
Những chính sách hỗ trợ tạm thời cho hàng triệu người cả dân sở tại lẫn người nhập cư có lẽ chỉ giúp họ cấp thời và chưa đủ để nhiều người an lòng nhìn về tương lai. Lãnh đạo TP HCM đã đề ra chương trình xây 1 triệu căn hộ cho bà con thu nhập trung bình, thấp để họ có thể an cư lạc nghiệp, xóa dần những xóm trọ ẩm thấp. Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động cũng được khởi động để thành phố sớm lấy lại 12 tỉ USD đã mất và hơn thế nữa nhưng làm gì làm, nói gì nói vẫn phải có vốn liếng thực tế bên cạnh chính sách thực thi.
Ông Chu Tiến Dũng (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM) còn kỳ vọng Quốc hội ra quyết sách sớm vì “Chính sách hỗ trợ không nên cào bằng bởi đại dịch làm cho các doanh nghiệp phía Nam kiệt quệ, nhất là doanh nghiệp TP HCM. Đây cũng là địa phương đóng góp ngân sách lớn cho quốc gia, do đó cần phải có một giải pháp đặc biệt cho doanh nghiệp TP HCM để cho doanh nghiệp phục hồi nhanh nhất. Đồng thời, cần tăng tập trung đầu tư công cho TP HCM thông qua các cơ chế, chính sách riêng để thanh phố có đủ lực phục hồi, vươn lên.
TS Trần Hoàng Ngân cho hay: "Ước tính tổng vốn đầu tư công cho giai đoạn 2021 - 2025 tại TP HCM là hơn 716.000 tỉ đồng nhưng ngân sách địa phương chỉ lo được 142.500 tỉ. Không có tiền để đầu tư, chậm cải thiện hạ tầng, TP HCM chẳng thể giữ người lao động, khó khôi phục sản xuất kinh doanh để lấy lại 12 tỉ USD đã mất và có tăng trưởng ấn tượng những năm sau. TP HCM tự xoay xở được không? Khó".
Quốc hội sắp họp, tăng điều tiết cho TP HCM từ 18 lên 23% hay cao, thấp hơn sẽ được cân nhắc. Nhưng dù thế nào tôi tin thành phố xứng đáng được tái đầu tư để hạ tầng và đời sống của dân nghèo sớm cải thiện tốt hơn, giữ chân họ ở lại vững hơn. Để lại nhiều hơn cho TP HCM lúc này không chỉ đúng lý, vẹn tình mà còn giúp cho thành phố nhanh khỏe bởi thành phố không chỉ “hồi sinh” và mạnh mẽ trở lại cho riêng mình.
![]() Thành ủy, UBND, HĐND, UBMTTQ Việt Nam TP HCM vừa tổ chức lễ tuyên dương các đoàn công tác tăng cường và tham gia hỗ ... |
![]() Với số lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chỉ đạt trên 50%, TP HCM đang đối mặt ... |
![]() Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi khẳng định tình hình dịch bệnh ở thành phố đã bước đầu được kiểm soát, tạo điều ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
