Cụ thể, luận án "Nghiên cứu lựa chọn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông Đại học Sư phạm Hà Nội 2" của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Hồng vừa được công bố trên chuyên trang Luận văn - luận án của Bộ GD&ĐT. Luận án thuộc chuyên ngành Giáo dục học. Luận án trên được NCS thực hiện trong khóa đào tạo không tập trung của Viện Khoa học Thể dục Thể thao (Tổng cục Thể dục Thể thao).
Đáng nói, trước đó, 6/10 vừa qua, luận án tiến sĩ "Nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức, viên chức thành phố Sơn La" bị Bộ GD&ĐT đánh giá là không đạt yêu cầu. Kết quả này được Bộ thực hiện trong 5 tháng nghiên cứu lại luận án kỹ càng.
Quay lại với “luận án cầu lông” lần này, trên các diễn đàn học thuật và liêm chính học thuật, nhiều người cũng bày tỏ ngao ngán ngay cả khi bình tĩnh đọc hết tóm tắt nghiên cứu của NCS. Quan điểm chung của nhiều người: đề tài quá hẹp; thiếu tính ứng dụng; nghiên cứu gần như không bổ sung kiến thức mới cho nền tảng tri thức chung; cố “gọt chân cho vừa giày” với ngành Giáo dục học nhưng không thuyết phục…
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: IT |
Trao đổi với báo Dân Trí, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT nói thẳng: “Đề tài nghiên cứu về "biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động câu lạc bộ cầu lông" không phải ngành Giáo dục học. Việc lựa chọn đề tài sai với ngành đào tạo đã đủ để bác bỏ luận án".
Theo tìm hiểu, luận án được xây dựng trong nhiều năm nên dù có sự cố “tiến sĩ cầu lông”, NCS và người hướng dẫn vẫn công bố và tiến tới bảo vệ. Đó cũng là nỗ lực riêng của những người thực hiện và hướng dẫn. Chắc rằng, khi luận án nhận được nhiều chú ý của truyền thông và công chúng, sẽ không còn những điểm 9; 9,5 tưng bừng như nhiều cuộc “bảo vệ” khác; sẽ có rủi ro bị đánh trượt; sẽ có cả những màn phản biện căng thẳng đúng nghĩa phản biện chứ không chỉ hỏi dăm câu ba điều cho có…
Nhưng, dù luận án này có giúp chúng ta có thêm một “tiến sĩ cầu lông” hay không, điều đáng nói trong câu chuyện là công tác quản lý chất lượng đang có phần bị động trước công chúng. Mỗi lần một luận án xôn xao là một lần ứng phó, xử lý, vào cuộc rốt ráo.
Nhưng còn bao nhiêu luận án giời ơi đất hỡi “chưa bị lộ” để giới chuyên môn xem xét nghiêm cẩn? Còn bao nhiêu “tiến sĩ cầu lông” với đóng góp khoa học quá thấp mà học vị quá cao? Còn bao nhiêu tiến sĩ chân chính phải chau mày cay đắng khi đọc tóm tắt luận án của những người đã và sẽ cùng học vị?
Chắc chắn, dù Bộ đã rất minh bạch cởi mở trong việc công khai các luận án nhưng dư luận cũng như giới học thuật không thể giám sát hết. Chúng ta chỉ đi dò từng sự vụ lẻ tẻ để xử lý, và mỗi lần xử lý là một lần nền học thuật quốc gia bị bêu riếu, những tiến sĩ chân chính bị vơ đũa cả nắm.
Cách xử lý sự vụ này không phải là cách làm khôn ngoan và không giải quyết vấn đề rốt ráo.
Điều cần thiết lúc này, Bộ nên thành lập một hội đồng độc lập rà soát các luận án có tên đề tài không ổn, từ đó nghiên cứu, đánh giá nội dung. Bên cạnh đó, một đường dây nóng cũng có thể thành lập để chính những người trong giới học thuật có thể hỗ trợ Bộ, thông tin về những luận án họ cho là “có vấn đề”.
Hơn thế, việc đào tạo và bảo vệ luận án cũng cần được chấn chỉnh hơn nữa. Những người trong hội đồng phản biện cần nêu cao hơn tinh thần liêm chính học thuật hơn là mối quan hệ cá nhân của họ với NCS hay với người hướng dẫn.
Công cuộc sẽ khó khăn và cả đau đớn. Nhưng để có thêm những đóng góp đúng nghĩa cho học thuật và tri thức quốc gia, nhân loại; để lấy lại sự uy nghiêm của hai từ học thuật; dù vất vả đến đâu, cay đắng đến đâu cũng nên làm!
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Báo chí ngỡ ngàng, dư luận xôn xao khi một tiến sĩ trẻ du học nước ngoài về “kêu cứu” tìm việc làm thêm kiếm ... |
![]() Tham gia thảo luận tại Quốc hội chiều qua 28/10, ông Lê Thanh Vân (Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội) ... |
![]() Người lao động xa quê đã quen với những cuộc hồi hương. Và cuộc hồi hương lần này nói lên những nét tiêu biểu về ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
