Đây là giảng viên của một trường đại học công lập ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mới đi học tiến sĩ ở nước ngoài về, do lương quá thấp nên đã vào một trang fanpage của những người làm nghiên cứu khoa học, làm tiến sĩ (VietPhD) để chia sẻ. Anh viết : “Em mới tốt nghiệp tiến sĩ về và đi dạy tại một trường công. Mức lương thấp (6 triệu), tiền thưởng công bố cũng thấp và rất khó mới nhận được.
![]() |
Nội dung chia sẻ của một tiến sĩ trẻ đi học nước ngoài về trên VietPhD. Ảnh chụp màn hình. |
Em có 5 công bố SSCI ngành quản lý, gồm 3 bài báo Q1 (2 bài độc lập, 1 bài đồng tác giả), 1 bài báo Q2 (độc lập) và 1 Q4 (độc lập) và có khả năng nghiên cứu độc lập.
Em mong muốn có thể làm nghiên cứu bán thời gian của một trường/tổ chức khác để kiếm thêm thu nhập”.
Tiến sĩ này cho biết thêm: Mỗi năm mà dạy vượt thì 100 giờ cũng chỉ được trả 7 triệu đồng. Chỗ tôi cũng không có trường tư ngoài để xin đi dạy. Chưa kể lịch dạy ở trường kín tuần, lại thêm công việc cố vấn học tập, hướng dẫn sinh viên, ...
Khoan bàn về những thắc mắc tại sao học đến tiến sĩ, trình độ như vậy, hiểu biết như thế mà lại chấp nhận thu nhập bèo bọt. Chưa nói đến việc anh có cam kết gì với trường và nhiều lý do khác để buộc phải cam chịu điều phi lý trên. Đây là điều mà chúng ta cần suy ngẫm, cơ quan quản lý nên xem xét và những nhà làm chính sách lương bổng cần quan tâm. Bởi lương thấp không chỉ là nguyên nhân chính đang khiến hàng chục ngàn viên chức rời khu vực công lập ra ngoài làm mà sẽ khiến bộ máy công quyền trì trệ sau này cũng như mầm mống tham nhũng nảy nở. Tiến sĩ trên hay hàng loạt trí thức, chuyên môn cao khác có thể rời công sở vì cá nhân họ nhưng nếu lương cứ thế, đãi ngộ mãi vậy sẽ là điều không tốt cho guồng máy vận hành quốc gia trong tương lai.
Trường hợp của tiến sĩ trên dù chưa phổ biến nhưng không phải là cá biệt. TP HCM từng có thạc sĩ học nước ngoài theo chương trình của thành phố này quay về làm việc nhưng lương thấp đến nỗi anh phải chạy Grab buổi tối kiếm thêm. Thật ra nếu chỉ trông chờ vào lương thì rất hiếm công chức, viên chức đủ sống. Nếu không còn nguồn nào khác, hàng triệu người chắc cũng phải tìm việc kiếm thêm như tiến sĩ. Biết rằng phải năng động, xoay xở đủ kiểu và có thể lạng lách đủ cách để nuôi thân, lo gia đình. Tuy nhiên, suy cho cùng đó là điều buộc phải chấp nhận khi lương thấp, thu nhập chưa đủ trang trải chứ về lâu dài không nên khuyến khích. Nhất là với người có học vị cao, chất xám cần trọng dụng nhiều bởi công việc chính cần họ toàn tâm vẫn là làm việc chính thức, đúng chuyên môn.
Mấy ngày qua, Quốc hội nâng lên đặt xuống bàn chuyện tăng lương cơ sở và cải thiện chế độ tiền lương. Chắc chắc phải thêm, trước sau gì cũng phải cải thiện cho một số ngành nghề. Điều đó đáng ra phải làm từ lâu nhưng ngân sách eo hẹp chưa cho phép, dịch bệnh đã cản trở và khó khăn hiện có càng phải cân nhắc. Nhưng nói gì thì nói, chê hay trách ở góc độ nào quyền của mỗi người nhưng lương cùng thu nhập phải tương xứng với mồ hôi, chất xám người lao động bỏ ra, tích tụ biết bao năm trời. Còn không khó có thể gọi bằng từ gì hơn là chua chát như trường hợp tiến sĩ trên. Điều đó không “an toàn” cho cuộc sống của chính họ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn của xã hội như tham nhũng, tiêu cực hay làm việc qua loa, đại khái, xuề xòa!
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Sau 3 lần lùi thời điểm chính thức cải cách tiền lương, cho đến nay, đã hơn 3 năm người lao động chưa được tăng ... |
![]() “Nửa đêm người dân TP.HCM ùn ùn đi đổ xăng, chen nhau từng chút”, “Người dân ở TP.HCM chật vật mua xăng”, “Nhiều xây xăng ... |
![]() Một loạt nhà hàng đã mở các cuộc thi uống bia để thu hút khách hàng. Gần nhất, một khách hàng đã ói ngay trên ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
