![]() |
Uống bia ăn thua, uống lấy được là điều không thể cổ xúy. Ảnh: internet |
Cụ thể, các hàng quán sẽ đặt thời gian cho một lượng bia nhất định, thường là vượt ngưỡng bình thường với các tên gọi “truy tìm thần cồn”; “truy tìm đô thủ”. Như nhà hàng ở Đà Nẵng đề cập ở trên, nếu uống hết 12 lon trong vòng 1 tiếng, sẽ nhận được 3 triệu đồng tiền mặt, 2 triệu đồng voucher của quán. Các mức sau đó sẽ là tặng 500 ngàn đồng voucher và 500 ngàn đồng tiền mặt cho 10 lon bia; giảm 50% cho 6 đến 8 lon bia; tính toàn bộ tiền bia khi uống 5 lon trở xuống…
Thoạt nghe, thông tin về việc uống bia được tiền khiến nhiều người hứng thú. Rất nhiều lời giục giã hò nhau của các “đô thủ” tới thử sức. Đồng thời, nhiều người cũng cảm thấy tò mò tới xem các cuộc “tỉ thí” tửu lượng diễn ra tại các quán như một trò tiêu khiển.
Bia là một nét văn hóa, là những chấm son, những địa chỉ đỏ mà nhiều khách du lịch khi đến Việt Nam sẽ tìm kiếm và thưởng thức. Bạn tôi ở Hà Nội tổ chức hẳn một tour du lịch dẫn khách nước ngoài đi thưởng thức bia.
Những điểm đến là những quán bình dân nhưng mang những nét văn hóa cũng như chất lượng bia thượng hạng. Đó có thể là một câu lạc bộ bia hưu trí trên đường Quán Thánh. Một câu lạc bộ vẫn giữ nguyên phong cách xếp hàng, lấy phiếu để nhận bia từ thời bao cấp. Nếu các cụ hưu trí có thẻ hội viên sẽ được ưu tiên khi xếp hàng.
Đến đó, ngoài uống bia, khách du lịch có thể trải nghiệm khác biệt so với các "quán bia cỏ" ngoài vỉa hè bởi sự không xô bồ của một câu lạc bộ bia hưu trí; khách cũng sẽ cảm nhận sâu sắc cốt cách, tinh thần trật tự, khi xếp hàng nhận bia…
Hoặc mùa chả rươi, khách có thể tới trải nghiệm không gian trầm mặc bên cạnh Ô Quan Chưởng. Ở đó, có những thức đặc sắc như chả rươi, đậu phi mắm hành số 1 Hà Thành hay mướp xào giá… Những món rất bình dị nhưng được chắt lọc công thức chế biến qua mấy chục năm ròng cùng không gian cửa ô cổ tạo nên một khí chất phi thường nơi cốc bia…
Còn rất nhiều địa điểm phù hợp với thời tiết hoặc phù hợp với nhóm khách mà bạn tôi dẫn du khách đi thưởng thức. Tour bia đó thường đi 3 quán. Tối đa, mỗi quán khách chỉ được uống 3 cốc để cảm nhận những "hương thầm, sắc ẩn" của mỗi quán bia. Tức là tối đa, bia hơi hay bia lon, chai, mỗi người sẽ chỉ được uống 9 cốc. Tự trả thêm tiền để uống thêm là không được phép. Khi nào kết thúc tour bia, bạn tôi chia tay khách thì khách đi đâu, uống gì mới là việc của họ.
Trên thế giới cũng có nhiều lễ hội bia. Nhưng, các lễ hội là những buổi “trình diễn” các loại bia khác nhau với những thức đồ ăn khác nhau để người tham gia ăn uống mà cảm mà thấm cái văn hóa của mảnh đất đã làm ra những đồ uống ấy. Tuyệt nhiên, việc thi uống nhiều không xuất hiện trong bất cứ hạng mục chính thức nào của chương trình trong các lễ hội trên.
Nói thế để thấy, kể cả người ta vẫn coi tửu lượng là một giá trị uy danh lắm. Song, uống bia thực chất không nằm ở uống nhiều mà quan trọng ở tinh tuý.
Từ năm 1890, ông Hommel thành lập nhà máy bia Hommel ở Hà Nội phục vụ người Pháp ở Đông Dương, bia bắt đầu có mặt ở Việt Nam thì giá trị của uống bia, văn hóa bia vẫn nằm ở sự thưởng thức. Uống ăn thua, uống lấy được là điều không thể cổ xúy. Nó sẽ dẫn tới lệ thuộc vào bia rượu, hay nghiện bia rượu.
Chưa kể, quay lại với các quán hàng đang tổ chức thi bia, với lượng bia lớn được nốc vào trong thời gian ngắn, những rủi ro về sức khoẻ là không thể tránh khỏi. Các nhà hàng đã khôn ngoan khi bắt người thi ký vào quy định là tự chịu trách nhiệm về sức khoẻ nếu xảy ra vấn đề. Nhưng đạo đức con người, đạo đức kinh doanh là rất khó chấp nhận.
Bởi ngay việc yêu cầu ký quy định là họ đã biết được hệ lụy rủi ro về sức khỏe tới khách hàng nên họ đã phòng tránh cho bản thân. Thực tế, đã có người bị cốc bia, cốc rượu “đoạt mạng” do uống quá nhiều trong thời gian ngắn được đăng tải trên báo chí.
Và với những cuộc thi như thế, chúng ta đã chứng kiến một cái gì đó rất quen nhưng cũng rất mới, rất sốc. Tôi tạm gọi theo ngôn ngữ mạng là một tầng lớp “trọc phú bia” đã hình thành.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Bên cạnh nỗi ám ảnh sợ phạt của ... |
![]() Trong cuộc khảo sát 531 người tham gia thảo luận về các rủi ro đe dọa con người trong dịp Tết, có tới 91% số ... |
![]() Cả khu trọ ai cũng đóng cửa về hết, chỉ còn một vài người công nhân cùng làm Tết ở lại. Anh em công nhân ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
