![]() |
Việc uống nhiều bia rượu là một trong những rủi ro đe dọa con người trong dịp Tết - Ảnh minh họa |
Mới đây Ủy ban Dân tộc tiến hành cuộc khảo sát xã hội học với 531 người tham gia thảo luận về các rủi ro đe dọa con người trong dịp Tết bao gồm: Rủi ro từ tai nạn giao thông; mất an toàn thực phẩm; tệ nạn cờ bạc... Đây chính là những rủi ro mà người dân hay phải hứng chịu trong dịp Tết. Đáng chú ý, có đến 91% số người lo ngại về rủi ro đến từ việc uống nhiều bia rượu.
Có thể nói, sự lo ngại này của người dân là có cơ sở khi việc lạm dụng bia rượu trong dịp Tết từ lâu đã trở thành một vấn nạn ở Việt Nam, đe dọa tính mạng và tài sản của mỗi người. Hiện nay, trung bình mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ hết 3,4 tỷ lít bia và 70 triệu lít rượu công nghiệp và ước tính rượu tự nấu khoảng hơn 250 triệu lít. Đó là chưa kể lượng rượu nhập khẩu tăng mạnh theo từng năm.
Trong khi đó tai nạn giao thông hàng năm vẫn tước đi mạng sống của hàng nghìn người, khiến cho hàng vạn người bị thương tật, đặt biệt trong dịp Tết. Hãy cùng nhìn lại những con số sau đây: Trong 7 ngày tết nguyên đán 2018, cả nước xảy ra 218 vụ tai nạn giao thông, 78 vụ va chạm giao thông, làm chết 195 người, bị thương 199 người. Trong 9 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi năm 2019, toàn quốc xảy ra 280 vụ tai nạn giao thông, làm chết 183 người, bị thương 245 người.
![]() |
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn của một người điều khiển phương tiện giao thông - Ảnh: Đại đoàn kết |
Tài liệu “Hỏi đáp về phòng chống hại của rượu bia” do tổ chức Y tế thế giới WHO chủ trì xây dựng năm 2019 nhằm cung cấp thông tin cơ bản về tác hại của việc sử dụng rượu bia đã chỉ ra rằng rượu bia là 1 trong 3 nguyên nhân chính làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới từ 15-49 tuổi tại Việt Nam. Tổng số vụ tai nạn giao thông liên quan tới rượu bia chiếm 32,4% ở nam giới và 19,6% ở nữ giới.
Phân tích số liệu điều tra quốc gia ở 1.061 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông tại Việt Nam cho thấy 1/5 các trường hợp có nguyên nhân là sử dụng rượu bia. Đa số các vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia là nghiêm trọng, 68% nạn nhân có thời gian sống dưới 30 phút sau khi tai nạn xảy ra.
Ngoài những tác hại đối với sức khỏe, rượu bia còn là căn nguyên của nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác như: bạo lực, mất trật tự an toàn xã hội...
Từ ngày 01/01/2020, Luật Phòng chống tác hại rượu bia bắt đầu có hiệu lực làm cho nhiều người tin rằng tai nạn giao thông dịp tết Canh Tý này sẽ giảm do người tham gia giao thông sẽ hạn chế uống bia rượu. Như nhận định của Luật sư Hứa Thị Thảo khi trao đổi trên Tuổi trẻ: "Mức phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn tại nghị định 100 so với trước được nâng lên rất nhiều. Việc tăng mức phạt với vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe máy và ôtô là cần thiết. Bởi đây là hai loại phương tiện chủ yếu gây ra tai nạn giao thông. Quy định này sẽ thay đổi dần hành vi tùy tiện lái xe khi uống bia rượu và tiến đến thay đổi "văn hóa ăn nhậu" ở xã hội chúng ta".
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
