![]() |
U23 Việt Nam thua ngược U23 Triều Tiên trong trận đấu tại VCK U23 châu Á 2020 vào tối qua (16/1). Ảnh: P.V |
Chúng ta thua, thua ngay vào lúc mà rất nhiều người cần một chiến thắng để “tạm quên” nhiều thứ ngoài bóng đá! Nhưng đấy lại là một thất bại cần thiết.
Vậy là liều "doping" cho giấc mơ Olympic và phép màu thắng lợi tinh thần thăng hoa không đến! Các cầu thủ đã chơi hết mình, HLV đã làm hết sức và cả nước đã ủng hộ hết mình. Dù cay đắng hay ngỡ ngàng thì thua vẫn là thua. Thua để nhìn lại mình, để đi tới và để hướng về những chiến thắng khác.
Rồi những lời tung hô, những ca tụng và cả những lợi dụng sẽ biến mất như nó chưa hề tồn tại. Với tôi đó có lẽ là điều tốt cho tất cả để thực sự biết rằng chúng ta đôi khi cùng cần những thất bại để trưởng thành và tỉnh táo hơn. “Ai chiến thắng mà chưa hề chiến bại?”. So sánh nào cũng khập khiễng, hình ảnh nào cũng tương đối nhưng học cách thua mới là điều cần thiết.
Nhưng tôi thích, rất thích cách mà ông Park nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho học trò, không tại bị thì do abcd hoặc trút cho bất cứ ai hay cái gì hết. Nhân cách ấy đáng trân trọng! Kiểu chấp nhận thất bại ấy cần học hỏi. Tôi cũng vui trước cách cổ động của những đồng bào mình ngồi trên khán đài và hình ảnh các em U23 cúi chào cảm ơn.
Thua và bị loại là cần thiết, với thực lực từng ấy không thể thắng mãi được. Dù phũ phàng cũng cần thừa nhận rằng, nếu có thắng Triều Tiên, vượt qua vòng bảng thì với những gì đã thể hiện trước UAE, Jordan rất khó lập lại giấc mơ Thường Châu 2 năm trước.
Hy Lạp, Đan Mạch hay Croatia có thể đột nhiên tưng bừng trong một, hai mùa giải nhưng cuối cùng họ cũng phải trở về đúng vị trí của mình.
Nền tảng của những nền bóng đá hàng đầu như Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Braxin, Achentina không thể hình thành từ trong vài năm. Họ có gốc là hệ thống đào tạo bóng đá trẻ rất bài bản và cấp CLB luôn thống trị châu lục, thế giới. Họ cũng có hết lớp cầu thủ này đến lớp khác luôn là những ngôi sao hàng đầu thế giới.
Trong khi ấy dù ông Park có tài đến đâu và lứa cầu thủ U23 ở Thường Châu có nỗ lực thế nào thì chưa ai trong số họ trụ được ở các CLB hạng hai, hạng ba của châu Âu hay chỉ là các bản hợp đồng thương mại ở châu Á.
Còn CLB Việt Nam, chưa đội nào vươn đến tầm châu lục và thường xuyên bị loại ngay vòng bảng ở các giải đấu. Cũng chẳng có CLB nào làm bên ngoài nể sợ thật sự khi ra đấu ở nước ngoài. Với sự thật như vậy, về nước sớm là điều cần thiết cho tất cả để biết mình là ai.
Nhận rõ điều đó thì không chỉ bóng đá mà những thứ khác, quan trọng hơn như nền kinh tế, giáo dục, trình độ dân trí... mới thực sự được cải thiện từ gốc và tiến bộ đúng cách được. Còn những phép thắng lợi tinh thần, tác dụng ra sao chắc ai cũng rõ! Đó là thứ không nên cứ mơ mộng mãi.
![]() Bán hết 700 chậu hoa vạn thọ vào chiều qua, nhưng đằng sau là cả một câu chuyện "vượt qua nghịch cảnh", đẹp như những ... |
![]() Sau khi bán Vinmart cho Masan, đóng cửa Vinpro và Adayroi, Vingroup tiếp tục dừng dự án Vinpearl Air. Liệu quyết định 'bất ngờ' này ... |
![]() Bóng dáng Thường Châu và cái bóng của những anh chàng David dường như vẫn còn đọng lại sâu đậm trong tâm trí CĐV yêu ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
