![]() |
Bà Phạm Ngọc Lan, Chủ tịch LĐLĐ quận Tân Phú, cùng chủ nhà trọ đến tận phòng tặng cơm cho mọi người. Ảnh N. Nga |
Việc hỗ trợ cho công nhân những suất cơm nghĩa tình sẽ kéo dài tại các khu trọ trên toàn thành phố từ ngày 6/4 đến hết ngày 15/4. Hôm nay, 200 suất cơm đã đến tận tay người lao động gặp khó khăn trên địa bàn quận Tân Phú, TP HCM.
Gần 11 giờ trưa, xóm trọ tại địa chỉ 63A trên đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú, TP HCM đã xuất hiện những màu áo xanh công đoàn đến hỗ trợ, phát cơm tận phòng cho người lao động. Những suất cơm được hỗ trợ với giá trị khoảng 20.000 đồng/suất với các món ăn đa dạng như thịt, rau xào, trứng, chả… cung cấp đến người lao động.
Gần 1 tháng nay, mấy mẹ con cô Phạm Thị Lý phải trông ăn từng bữa. Vì dịch cô Lý không thể đi nhặt ve chai, buôn bán ve chai kiếm sống. Mấy đứa con đang tuổi học hành cũng bị dừng lại vì dịch Covid-19. Chúng tôi đến khi cô đang quanh quẩn quét dọn khoảng sân nhỏ hẹp trước cửa phòng, khuôn mặt buồn rười rượi.
![]() |
Cô Lý cảm động khi nhận được cơm miễn phí. Ảnh. Nguyễn Nga |
Cô Lý kể gần 20 năm sống tại TP HCM đây là lần đầu tiên cô thấy cuộc sống mình lao đao đến vậy. Không đi làm, không có tiền ăn, mọi chi phí trở nên quá khả năng chi trả của cô. Biết khó, nhưng không làm thế nào chỉ trông chờ hết dịch bệnh.
“Suốt gần tháng nay, các anh chị em trong khu trọ có gì cho nấy để giúp mẹ con tôi sống qua mùa dịch. Các cháu đều tuổi đi học nên không thể giúp mẹ kiếm tiền, tôi ngày ngày đi bán ve chai cũng được 150.000 đồng hay 200 ngàn đồng, cũng đỡ. Vì dịch, tôi nghỉ hẳn ở nhà, không làm ăn gì được, có ít tiền phòng thân cũng lôi ra dùng sạch. Hôm qua, may mà bên LĐLĐ quận có tặng cho 5 kg gạo, thùng mì và mắm muối. Thế là mẹ con cũng đỡ lo trong mùa dịch này, có cái ăn, không phải chạy vạy. Hôm nay lại còn được tặng cơm nữa. Hạnh phúc quá, tôi cảm ơn thành phố và các anh chị ở quận Tân Phú.”
![]() |
Những suất cơm trị giá 20.000 đồng hỗ trợ gia đình người lao động. Ảnh N. Nga |
Ở đầu lối vào khu trọ có gia đình của chị Lê Thị Tố Như, một mình chị ở nhà trông con, trông cháu và trông giùm hàng xóm trong khu trọ. Chị Như chia sẻ cả gia đình chị một ngày cũng hết hơn 100 ngàn đồng tiền ăn. Mùa dịch này kiếm đâu ra việc làm, nên nguồn tiền khó khăn. Khi được biết xóm trọ sẽ nhận được cơm miễn phí từ LĐLĐ thành phố chị mừng lắm. Tiền ăn sẽ giảm đi một nửa, quá tốt cho mùa dịch này.
“Được hỗ trợ bữa ăn trưa, vợ chồng tôi tiết kiệm được khoảng 50.000 đồng mỗi ngày. Những ngày dịch bệnh như thế này, tiết kiệm được một đồng cũng quý lắm rồi.” Chị Như cho biết.
Chia sẻ với khó khăn của công nhân, anh Thảo- chủ khu trọ này đã đồng ý giảm 100.000 đồng/tháng đến hết mùa dịch. Đồng thời anh Thảo cũng đặt mua khẩu trang để tặng lại cho người thuê trọ.
Bà Phạm Ngọc Lan, Chủ tịch LĐLĐ quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh, cho biết: “Mỗi ngày LĐLĐ thành phố hỗ trợ cho người lao động khó khăn trên địa bàn quận Tân Phú 200 suất cơm từ ngày 7/4 đến 15/4. Khi nhận được thông tin chúng tôi chủ động liên hệ với các khu nhà trọ có gắn kết với công đoàn. Việc nhận cơm là rất thiết thực vì người lao động hiện đang rất khó khăn. Mỗi phần cơm trị giá khoảng 20.000 ngàn nên cũng giúp đỡ được họ phần nào. Sau hôm nay, các anh chị chủ nhà trọ sẽ trực tiếp nhận cơm rồi phát cho người lao động trong khu nhà trọ của mình.”
![]() Tính đến 7h sáng ngày 7/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,3 triệu người nhiễm virus corona ... |
![]() Bệnh nhân Covid-19 mới được cho là “ủ bệnh 23 ngày” kể từ khi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai - Ban Chỉ đạo ... |
![]() Vậy là Việt Nam đã bước sang tuần thứ 2 trong hai tuần quyết định dịch Covid-19 có bùng phát hay không? Đây cũng là buổi ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
