![]() |
Nhiều người tranh cãi trước đề xuất bật đèn xe máy suốt cả ngày khi tham gia giao thông. Ảnh: V.L |
Mấy hôm nay, lại có một đề tài nóng hổi liên quan đến an toàn giao thông đang được đông đảo người dân quan tâm, nhất là những người phải thường xuyên điều khiển các phương tiện giao thông. Đó là việc Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến về Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi.
Dự luật này có bổ sung nhiều quy định mới, nhưng trong đó có một quy định ngay lập tức đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Cụ thể, Khoản 3 Điều 27 dự luật giao thông quy định: Trong suốt cả ngày, xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau. Như vậy, người lái xe máy khi tham gia giao thông phải bật đèn được trang bị theo thiết kế của xe.
Vì mới là Dự luật, nên việc bàn cãi và tranh luận là lẽ đương nhiên. Vậy trước hết chúng ta điểm qua những ý kiến ủng hộ.
Đại diện Bộ Giao thông Vận tải, cơ quan đưa ra Dự luật thì cho biết các quy định trên được tham khảo từ Công ước quốc tế 1968 về biển báo và tín hiệu đường bộ.
Ủng hộ quy định mới này, Tiến sĩ Phạm Viết Thuận - Viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường cho rằng, trước kia, khi công nghệ còn lạc hậu, các đèn chiếu sáng cũ khi chiếu sáng sản sinh ra nhiệt lớn thì có thể gây ảnh hưởng tới môi trường nếu nhiều đèn cùng bật một lúc. Tuy nhiên hiện nay các phương tiện đã được thay thế bằng đèn Led, hiệu quả chiếu sáng tốt, ít tốn nhiên liệu và không sản sinh nhiệt nhiều do đó yếu tố ảnh hưởng môi trường không đáng kể.
Còn về phía những người không ủng hộ quy định mới này thì đông đảo hơn, và cùng thống nhất ý kiến cho rằng đề xuất trong Dự luật này không phù hợp với điều kiện thời tiết tại Việt Nam.
Một chuyên gia thuộc lĩnh vực giao thông tại TP.HCM cho rằng, đây chỉ là dự thảo được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra thảo luận, nhưng để áp dụng vào thực tế cần phải nghiên cứu kỹ hơn. Ở TP.HCM, nếu muốn áp dụng quy định trên thì cần phải họp bàn lấy ý kiến các chuyên gia về an toàn giao thông, chuyên gia môi trường, quang học về ảnh hưởng trong thực tế.
Ông Ngô Quý Đạt, một giáo viên dạy lái xe lâu năm ở Hà Nội thì nêu ý kiến cụ thể hơn, rằng vào ban ngày, nếu sử dụng bóng đèn vàng thì hầu như không có tác dụng, nếu là bóng trắng thì cũng chỉ hiển thị một điểm sáng nhỏ vì ánh sáng mặt trời có cường độ lớn hơn. Cho nên, việc quy định bật đèn xe máy cả ngày nhằm tăng nhận diện, giúp người lái dễ dàng nhận diện các xe đang chạy là vô nghĩa với ánh sáng ban ngày ở Hà Nội.
Nêu ý kiến không đồng tình với quy định mới này của Dự luật, nhiều bạn đọc bày tỏ bức xúc, cho rằng có nhiều cách giúp giảm tai nạn giao thông (TNGT) thay vì bật đèn xe ban ngày. Họ lý giải, ở những nước có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới nên thường có sương mù, bật đèn ban ngày là hợp lý. Còn ở Việt Nam, là vùng khí hậu nhiệt đới, ánh sáng mặt trời luôn dư thừa nên việc bật đèn xe ban ngày sẽ chẳng khác gì đốt nến lúc bình minh, đốt đuốc giữa ban ngày.
Nhiều người khi nghiên cứu quy định mới này còn bày tỏ sự lo ngại đầy hiện thực với việc bật đèn xe nhiều và liên tục vào ban ngày trong điều kiện nắng nóng ở Việt Nam, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế... sẽ làm nhiệt độ không khí tăng cao đáng kể, gây ảnh hưởng tới môi trường, thậm chí có thể gây chết người do căng thẳng vì loá mắt khi đi giữa trời nắng nóng còn liên tục bị đèn xe máy, ô tô ngược chiều liên tục chói vào mắt.
Tuy không đồng tình với quy định mới của Dự luật, nhưng nhiều người cũng nêu những ý kiến rất tích cực. Họ cho rằng bật đèn không có hiệu quả trong việc làm giảm thiểu TNGT, mà quan trọng là ý thức người tham gia giao thông, chế tài phạt chưa đủ mạnh. Để giảm TNGT, cần khắc phục từ nguyên nhân mà chủ yếu là phóng nhanh, vượt ẩu, say xỉn, xe lỗi, hạ tầng kém, tài xế kỹ năng đạo đức kém; người chưa đủ tuổi vị thành niên sử dụng xe gắn máy dung tích lớn; biển báo “đánh đố” người đi đường, nạn vòi vĩnh của cảnh sát giao thông...
Cũng có ý kiến góp ý Bộ Giao thông Vận tải nên có giải pháp hạn chế xe gắn máy, nâng cao ý thức của người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phải thật tốt còn có ích lợi tốt hơn việc bắt bật đèn xe ban ngày.
Còn người viết bài này thì lại nghĩ đến những quy định từng sớm bị loại bỏ so với thực tiễn ATGT của Việt Nam để lưu ý các nhà làm luật đỡ mất công sức, tiền của, thời gian vào những quy định không thể đi vào đời sống. Đó là quy định mỗi ô tô 4 chỗ trở lên phải trang bị một bình bọt PCCC, quy định những người ngồi ghế sau của ô tô cũng phải đeo dây an toàn. Rồi cả cái việc quy định cân nặng và số đo cơ thể để được điều khiển xe gắn máy một thời.
Các quy định của các Công ước quốc tế đôi khi rất ko phù hợp với thực tế giao thông ở Việt Nam, vậy nên mong các nhà dự thảo luật của Bộ Giao thông Vận tải hãy nâng cao tính thực tiễn, tính “nội địa hoá” khi áp dụng chúng ở nước ta.
Những quy định xa rời thực tiễn cuộc sống, đôi khi không chỉ làm tốn thời gian và tiền của của nhân dân và Nhà nước, mà tai hại hơn, nó làm mất uy lực của pháp luật, cụ thể ở đây là Luật Giao thông đường bộ.
![]() Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 9/5, Covid-19 đã xuất hiện ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ, con số người nhiễm ... |
![]() Những ngày qua, nắng nóng kéo dài, nhiều phụ huynh Đà Nẵng đã tìm cách để con có thể chú tâm học tập. |
![]() Trước thông tin chuyến bay có 17 người nhiễm Covid-19, nhiều người băn khoăn về việc kiểm soát người từ nước ngoài trở về nước ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
