
Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi đã được trình Quốc hội với nhiều điểm mới quan trọng so với luật được ban hành năm 2012 nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động trong nước và nước ngoài.
Từ thực tiễn tổng kết thi hành Luật Công đoàn, về việc trình dự thảo luật, Tổng Liên đoàn đề xuất ba chính sách mới.
Thứ nhất, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý cán bộ công đoàn và nâng cao vai trò của công đoàn trong bối cảnh mới. Với đề xuất này, điểm mới của Dự thảo Luật Công đoàn lần này có đề xuất trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ theo hướng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của công đoàn và công đoàn cơ sở theo từng giai đoạn, phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, số lượng đoàn viên công đoàn, người lao động và khả năng tài chính của tổ chức công đoàn.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định pháp luật về tài chính công đoàn để đảm bảo công khai, minh bạch và chia sẻ nguồn tài chính cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, khi pháp luật cho phép ra đời tổ chức này. Dự thảo Luật lần này lựa chọn phương án không quy định phân phối tài chính công đoàn trong luật, nhằm đảm bảo tính linh hoạt và hài hòa, đặc biệt trong bối cảnh có sự ra đời của tổ chức của người lao động tại các doanh nghiệp ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định để đảm bảo cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong bối cảnh mới.
Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện.
Nếu như được Quốc hội xem xét thông qua, đây sẽ là dấu mốc rất quan trọng để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về hoạt động công đoàn nhằm tiếp tục kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn vững mạnh, chuyên nghiệp, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động trong tình hình mới.
![]() Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt ... |
![]() Nhiều ý kiến góp ý hoàn thiện dự án luật, nhất là cơ chế quản lý tài chính công đoàn được nêu tại hội nghị ... |
![]() Tại Hội nghị tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) diễn ... |
Tin mới hơn

Công chức có thể được làm việc từ xa, nghỉ phép nhiều hơn để lo việc gia đình

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Nâng mức thanh toán khoán công tác phí theo tháng với cán bộ cấp xã
Tin tức khác

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Người thuộc nhóm đối tượng nào thì được hưởng quyền lợi BHYT cao nhất?

Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào khi mất việc?

Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?
