![]() |
Dịch đáng ngại thật nhưng nỗi lo mưu sinh cũng đáng lo chẳng kém với những bà con buôn gánh bán bưng. Ảnh DV |
Sáng nay, chị Thơ dọn những bó rau cuối cùng ở chợ tạm gần nhà tôi sang gửi cho đứa em có sạp chợ gần đó. Phường “du di” cho thêm chút thời gian để dọn hàng nhưng phía trước của chị và những bà con buôn gánh bán bưng là quãng đường dài chưa biết mưu sinh thế nào.
Đó cũng là tình cảnh của rất nhiều người chưa ráo mồ hôi đã hết tiền, dễ bị tổn thương khi dịch bệnh tràn về hoành hành ở thành phố lớn nhất nước này.
Từ 10 ngày trước, tôi đã đọc được thông tin Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM cho biết sở đã có đề xuất chi hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp với số tiền dự kiến gần 1.076 tỉ đồng. Tôi cũng được biết rằng có khoảng 230.000 lao động tự do gồm người bán hàng rong, bán vé số, người thu gom rác… và người làm việc trong các lĩnh vực phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND TP.HCM (các cơ sở làm đẹp, massage, khu vui chơi, giải trí…) bị mất thu nhập hoặc thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng sẽ nhận hỗ trợ với mức 1,5 triệu đồng/người.
Nhưng đó mới là dự tính, đang bàn thảo và chưa có quyết định cuối cùng để thực thi. Rồi những người như chị bán vé số, anh chạy xe ôm công nghệ, người lượm ve chai, bà con buôn gánh bán bưng… rồi sẽ thế nào đây khi TP.HCM siết chặt hơn những biện pháp phòng chống dịch và nhiều người trong số họ sẽ rất lao đao?
Tôi hỏi em shipper giao hàng hai hôm trước nghe bạn xe ôm công nghệ bên quận 12 dương tính có sợ không? Chẳng cần suy nghĩ em nói luôn "Nỗi sợ mơ hồ còn đói bụng trước mắt. Trời kêu ai nấy dạ, hên xui thôi anh chớ giờ sợ nghỉ ai cho mình tiền, ai nuôi con em?". Đó có lẽ là tâm trạng của hàng triệu người làm đồng nào xào đồng ấy, ráo mồ hôi cũng vừa hết tiền.
Vẫn biết là nếu giãn cách nghiêm ngặt, thậm chí "phong thành" thì hy vọng dập dịch nhanh mới dễ nhưng bà con nghèo sẽ sống thế nào đây khi các gói hỗ trợ vẫn đang bàn thảo? Người có của ăn của để ủng hộ hay giúp đỡ cũng chừng mực nào đó, còn muốn căn cơ hơn chỉ có những chính sách hiệu quả, thực tế mới gánh vác nổi. Mà những gói hỗ trợ như thế thì vẫn phải trông chờ trong khi ngừng công việc ngày nào khó khăn ập ngay đến ngày đó.
Mấy hôm trước, một văn bản của PVOil, nơi từng 1 thời là nơi làm việc bao nhiêu người mơ ước mà giờ nhân viên ở đây có người đã phải chạy xe ôm công nghệ, làm shiper kiếm thêm rồi lãnh đạo sợ lây nhiễm đã gây ầm ĩ pha lẫn ngậm ngùi!
Người làm công ăn lương, có chút công việc tạm gọi là tốt còn như thế thì với bà con ráo mồ hôi đã hết tiền hay kiếm ăn ngày nào no bụng ngày đó quả là khắc nghiệt ghê gớm! Họ đã trải qua hơn 1 năm cầm cự với đại dịch và chẳng còn mấy người dành dụm được cho lúc này nếu không muốn nói số đông đã xoay xở đủ đường, thậm chí không ít người đã vay mượn hoặc đang sống nhờ vào sự cưu mang của người khác.
Nhìn quán xá cửa đóng then cài, đường phố vắng tanh, giao thương chỉ cầm chừng là chính... thì không khó khăn chung mới lạ. Nhiều bạn bè tôi, những người hay giúp đỡ bà con nghèo giờ đây thực sự cũng đang lo làm sao để đừng thất nghiệp, duy trì công việc, lo cho nhân viên... vì thật ra sau 4 đợt dịch, tài sản cũng vơi dần. Họ lo cho mình và những người thân ngày càng khó nên ra tay cứu giúp người lạ lại khó hơn.
15 ngày giãn cách đợt 1 rồi đợt 2 không dài quá nhưng ai dám chắc rồi sẽ đỡ hay phải nghiêm ngặt hơn? Ai dám đảm bảo chỉ năm bữa nửa tháng tới những người yếu thế, ngặt nghèo nhất sẽ có gói hỗ trợ giúp họ qua khó khăn này? Những doanh nghiệp thoi thóp, người mất việc, tiểu thương phải đóng cửa... có được hỗ trợ gì không? Vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng trong khi vắc xin mới chỉ đến với nhóm được ưu tiên
Dịch đáng ngại thật nhưng nỗi lo mưu sinh cũng đáng lo chẳng kém và có lẽ lúc này đây không còn cách nào khác ngoài việc mình phải cầm tay kéo mình lên. Tôi cũng tin khi Chính phủ đã bàn, TP.HCM đã tính thì bà con yếu thế sẽ “không bị bỏ lại phía sau” vì suy cho cùng tiền ở đâu hay ngân sách nguồn nào cũng đều từ dân ra. Người dân bớt khó, an toàn hơn trong đại dịch thì đất nước sẽ bình yên…
20/6, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết đã ghi nhận thêm 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ...
Chiều 20/6, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết đã ghi nhận thêm 18 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ... |
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, TP.HCM đã nâng cao mức độ giãn cách. Chợ tự phát đã được yêu ... |
Giữa nắng nóng lên đến 40 độ C, nhiều người cảm thấy như được tiếp thêm động lực nhờ bài nhảy đáng yêu của ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
