![]() |
Con cái là món quà vô giá đối với mỗi gia đình, xứng đáng được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ. Ảnh minh họa |
3 đứa trẻ vừa bị một ông thẩm phán “ vứt” ra khỏi nhà, hàng ngàn đứa trẻ khác luôn “ sống” trong sợ hãi và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết “Quốc hội sẽ có nghị quyết về nạn xâm hại trẻ em”.
Bà Lê Thị Nga,Chủ nhiệm UB Tư pháp Quốc hội nói rằng chỉ tính riêng huyện Cư M’gar, nơi bà trực tiếp kiểm tra trong 5 năm (từ 2015 đến 2019), đã có 31 vụ xâm hại, tức mỗi năm có 6 em bị xâm hại và tất cả đều xâm hại tình dục. Còn bà Nguyễn Thị Thủy, ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp, đặt vấn đề "Trong các vụ xâm hại tình dục đối với trẻ ở huyện này có 51% là hiếp dâm trẻ em (mức độ cao nhất của xâm hại tình dục trẻ em). Đây là tình trạng khá nghiêm trọng, cần có giải pháp".
Giải pháp đó Quốc hội đã bàn đến, một nghị quyết để xử lý các gốc của vấn nạn đang hình thành và những đứa trẻ có lẽ sẽ an toàn hơn trong tương lai. Con số trẻ em bị xâm hại tôi không muốn nhắc lại vì quá nhiều và rất đau lòng. Những trường hợp điển hình chỉ cần gõ vào tìm kiếm đã hiện ra nhan nhản. Tôi chỉ muốn, những người lớn chúng ta không chỉ chăm sóc, quan tâm bảo vệ con em mình mà nên để mắt hay dành chút tình thương cho cả những đứa trẻ bất chợt hay vô tình bắt gặp.
Người lớn từng là những đứa trẻ, chúng ta ít nhiều đã nếm những buồn đau, roi vọt và có khi khổ ải. Cay đắng ấy có thể ngọt dần, vết sẹo đó có thể mờ đi nhưng đôi khi ký ức sẽ gợi lại. Mình như thế còn day dứt suốt đời, tại sao lại để những đứa trẻ, tương lai của tất cả mọi thứ trên cuộc đời này lại phải chịu những thứ chẳng hay ho mà phụ huynh đã từng biết hay lường trước được?
Tôi đau lòng khi đọc những dòng này “ông Nguyễn Văn Pha - phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, người trực tiếp giám sát ở huyện Krông Bông - cho biết điều đáng lo ngại là ở huyện vùng sâu này trong 5 năm qua đã có hơn 300 cháu bỏ học đi làm ăn xa (theo số liệu của Sở GD-ĐT, từ 2015 đến 2019 có hơn 3.000 học sinh bỏ học đi làm - PV). Các gia đình chỉ thấy các cháu gửi tiền về mà không biết các cháu mỗi ngày làm 12-14 tiếng, hít thở bụi nhôm, nhiễm độc”.
Tôi vẫn biết trong cuộc đời này tiền rất quan trọng nhưng chắc chắn không thể quan trọng hơn những đứa trẻ, không thể so sánh với gia đình thân thương. Cực kì khó trông chờ những đứa con tốt nếu chúng cứ bị thản nhiên ném ra ngoài xã hội và tự ngụp lặn trong những dòng nước đục trong khó lường.
Đừng bảo rằng trách nhiệm kia của nhà trường, đừng cho rằng điều đó tại môi trường xã hội. Có thể có nhưng mọi thứ dường như bắt nguồn từ gốc rễ gia đình.
Gốc rễ ấy mạnh khỏe, sinh sôi nảy nở tốt lành thì gia đình sẽ bình yên, con trẻ sẽ an toàn và xã hội chắc chắn bớt những xấu xa. Nghị quyết nào cũng sẽ phụ thuộc rất lớn vào lòng dân và thành bại của đứa trẻ có nguồn gốc không thể chối cãi từ cha mẹ.
![]() Nếu để cho tài xế chờ quá 5 phút thì khách hàng sẽ phải trả thêm tiền. |
![]() Có một điều mà trước đây là nghiễm nhiên được hưởng thì giờ chúng ta đang phải đấu tranh cam go từng ngày. Đó là ... |
![]() Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến bao giờ mới đi vào vận hành và "chạy có an toàn không?"đang trở thành ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
