![]() |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào sáng ngày 1/10. Ảnh: QĐ |
"Các ông hứa bao giờ làm xong?"
Câu hỏi của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sau khi thị sát dự án Cát Linh Hà Đông. Đáp lời, tổng thầu Trung Quốc nói “Bao giờ vận hành chính thức thì do chủ đầu tư quyết định". Và Bộ trưởng Bộ GTVT thì đề nghị tổng thầu khẩn trương vì "dự án càng kéo dài thì càng bức xúc nhưng vẫn phải làm vì không làm thì không ai làm".
Vậy là Bộ trưởng Bộ GTVT có biết những bức xúc của người dân.
Sự bức xúc ấy được minh họa bằng những con số mà chính Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung công bố. Rằng Hà Nội vay lại vốn vay của dự án và trả lãi bình quân gần 300 tỉ đồng tiền lãi mỗi năm, suốt từ 2018. Rằng đã tuyển gần 1.000 người, đào tạo vận hành xong nhưng 2 năm nay "phải nuôi không" vì chưa có việc làm. Lâu đến mức “một số công nhân đã bỏ việc”.
Trên tổng thể, Cát Linh mà một cục nợ, một bài học đắng cay.
Nhưng rồi sao? Việc “vẫn phải làm vì không làm thì không ai làm?”.
Nhưng rồi thì bao giờ “cái tàu nó chạy”?
Có lẽ không thể không nhắc tới những khẳng định của Công ty Tư vấn ACT của Pháp- công ty được chính Bộ GTVT mời với tư cách là tư vấn độc lập để đánh giá một cách khách quan nhất sự an toàn hệ thống của đường sắt Cát Linh – Hà Đông, rằng: "Dự án không bổ sung đủ hồ sơ quản lý chất lượng, không đủ cơ sở xác định mức độ an toàn của toàn hệ thống và không đủ điều kiện để cấp chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định”.
Có lẽ, chính kết luận này làm nảy sinh ra chuyện “vẫn phải làm vì không làm thì không ai làm”. Và cũng chính vì thế, mới sinh ra sự tréo ngoe hôm nay: Tổng thầu chỉ chủ đầu tư, cơ quan quản lý chỉ tổng thầu.
Ai làm? Ai chính thức bấm nút, phát lệnh để “Cái tàu nó chạy”. Và ai chịu trách nhiệm cho cả sự an toàn vận hành lẫn trách nhiệm trước một dự án “kéo quá dài so với yêu cầu người dân”- (lời Bộ trưởng Thể)- có lẽ, cũng là một câu hỏi cần được trả lời cho những người hàng ngày đóng thuế, gánh nợ trong chờ đợi, và bức xúc.
Giống như miếng gân gà khó nuốt, Cát Linh- Hà Đông đang quá bế tắc. Còn 1%, sau hơn 10 năm ì ạch, nhưng vẫn không thể xong, không đủ điều kiện để cấp chứng nhận an toàn hệ thống. Cứ mỗi ngày chậm là một ngày tiền tỉ trả nợ, nhưng lại không thể cho “cái tàu nó chạy”.
Theo tường thuật của Tuổi trẻ, trong buổi thị sát hôm 1.10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói phía Việt Nam đã “quá mức kiên trì” khi đề nghị tổng thầu Trung Quốc phải đưa nhanh dự án vào khai thác. Và ông chốt rằng: Phải làm, không lý sự nhiều!
Quá đúng. Đừng lý sự nhiều. Họ đã có cơ hội trình bày suốt hơn 10 năm nay rồi. Và kết quả là cái “xác trên cao” lù lù mà người dân vẫn nhìn thấy hàng ngày.
Quá đúng. Bởi người dân cũng kiên trì quá giới hạn rồi.
![]() Bắc Bộ vẫn tiếp tục duy trì thời tiết ngày nắng, trong khi Nam Bộ có mưa dông rải rác trong ngày 2/10. |
![]() Nam tài xế Grab bị đâm 5 nhát dao chí mạng nên việc hai nghi phạm khai báo nguyên nhân đâm chết S. chỉ vì ... |
![]() Tội phạm đang trẻ hóa là vấn đề đã được báo động từ rất lâu. Những nhát dao nhắm vào tài xế Grab xấu số có ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
