![]() |
Hà Nội sẽ siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong kỳ nghỉ lễ - Ảnh: Ngô Nhung |
Năm nay là năm đầu tiên kỳ nghỉ lễ Quốc khánh từ 1 ngày nghỉ chính thức thành 2 ngày. Cộng dồn với thứ Bảy, Chủ nhật là 4 ngày (từ mồng 2 tới hết 5/9). Việc nghỉ lễ dài cũng là chính sách đảm bảo chất lượng đời sống của người lao động được tính toán từ trước. Song, đại dịch ập tới đặt những nan đề mà buộc chúng ta phải giải triệt để.
Cụ thể, người dân cả nước ở nhà đã sang tháng thứ 2, tháng thứ 3. Việc có 4 ngày thảnh thơi cũng có mặt lợi là cho người dân thoải mái tinh thần hơn khi không phải làm việc. Song, việc ở nhà quá lâu dồn nén, kèm một kỳ nghỉ 4 ngày khiến những mối lo về việc một số người sẽ tụ tập ăn uống.
Đơn cử, ở Hà Nội, rất nhiều con hẻm được phong tỏa chặt cứng. Nhưng, sự bùng phát của ổ dịch Thanh Xuân Trung với hơn 300 người nhiễm lúc này một lần nữa lại cho thấy, những con hẻm bo chặt bên ngoài nhưng lỏng lẻo bên trong là vấn đề.
Sẽ không có lực lượng nào đủ nhiều để tung vào tất cả những con hẻm. Cũng không ai có thể kiểm soát nổi lượng tương tác của những người trong hẻm. Nghỉ lễ năm nay, cố nhiên, sẽ chẳng ai đi du lịch hoặc thăm thân xa xôi. Nhưng, những bữa tiệc nhỏ của những người hàng xóm hay họ hàng gần nhà là có thể.
Những đôi chân chồn, những tinh thần rã rời vì dịch có nhu cầu về những cuộc gặp, những cuộc hàn huyên... Mối lo này là hiện hữu và cần có giải pháp đi trước một bước. Bằng không, những ngày nghỉ đang dấy lên những nỗi sợ về những cuộc siêu lây nhiễm nơi này, nơi kia.
Nhắc lại, đợt dịch này tạm tính bắt đầu sau đợt nghỉ lễ 30/4-1/5. Mới đó đến nay đã là 4 tháng quay quắt vì dịch trên cả nước. Một kỳ nghỉ “bung xõa” cách đây 4 tháng và tới tận giờ dịch vẫn để lại những hậu quả hết sức khắc nghiệt. Và kỳ nghỉ lễ lần này khác lần trước nhiều. Song có những thứ tương đồng vẫn ở đấy: thời gian rảnh và thói quen tụ tập ngày nghỉ.
Hà Nội cũng phát đi công điện yêu cầu siết chặt hơn việc phòng, chống dịch trong kỳ nghỉ lễ. Cụ thể, theo bản tin TTXVN, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị siết chặt công tác quản lý phòng, chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích… nhất là trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, ngày cuối tuần. Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ di biến động của người dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn gồm hoạt động tham gia giao thông, hoạt động của các cơ quan, công sở, sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và chỉ được hoạt động trong các khung giờ quy định; tuân thủ việc khai báo bằng QRcode, quy định phòng, chống dịch của thành phố; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Công điện này là đủ chưa? Có lẽ là đủ để thấy chính quyền thành phố hiểu tầm hệ trọng của vấn đề. Điều cần hơn là việc thực thi ở cấp phường, cấp tổ dân phố,... Và cần nhất là ý thức của mỗi người dân vốn đang mệt mỏi vì dịch kéo dài quá lâu.
Ngày Tết Độc lập mãi là thanh âm khơi gợi những điều sâu thẳm nhất trong trái tim mỗi người: về tinh thần tự cường dân tộc, về khát vọng vượt khó vươn lên, về cả gia đình người thân khi mỗi độ nghỉ lễ sum vầy.
Nhưng nay, thay vì hành xử theo thói quen cố hữu, tinh thần ngày Độc lập cần thực hành theo cách khác. Đó là tiếp tục nhẫn nại vượt qua những bức bối; là nhà nào ở yên nhà đó để dịch chóng qua, gia đình, người thân không bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Ngày đoàn viên đẹp nhất là ngày đất nước hết dịch, đồng bào bớt khổ, và dân tộc lại tiếp tục những bước đi đến độc lập, thịnh vượng.
![]() Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường trao 1.200 “Túi An sinh Công đoàn” cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch ... |
![]() Dịch Covid-19 khiến giao dịch điện tử gia tăng, cộng với tâm lý khó khăn mùa dịch, kẻ gian đã nghĩ ra những hình thức ... |
![]() Tại cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 với 1.060 xã, phường, thị trấn của 20 địa phương đang bị dịch hoành hành ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
