An toàn, vệ sinh lao động

Chiêu trò lừa đảo nhận tiền trợ cấp dịch Covid-19: Ai cũng có thể là nạn nhân

Nhật Minh
Tác giả: Nhật Minh
Dịch Covid-19 khiến giao dịch điện tử gia tăng, cộng với tâm lý khó khăn mùa dịch, kẻ gian đã nghĩ ra những hình thức lừa đảo tinh vi để chiếm đoạt tài sản ngân hàng của nhiều người. Thậm chí, một số đối tượng còn sử dụng thông tin cá nhân của người bị hại để đăng ký vay tiêu dùng với tiền lãi cao ngất ngưởng.

Covid-19 giúp công nghệ "lên ngôi" nhưng cũng có mặt trái của nó

Chiêu trò lừa đảo nhận tiền trợ cấp dịch Covid-19:  Ai cũng có thể là nạn nhân
Lợi dụng dịch Covid-19 kẻ gian đã tung ra nhiều chiêu trò lừa đảo nhận tiền trợ cấp dịch Covid-19 mà ai cũng có thể trở thành nạn nhân

Covid-19 khiến nhân dân nhiều tỉnh, thành phố đang phải sống trong giai đoạn giãn cách xã hội. Nhờ công nghệ phát triển, cuộc sống trở nên thuận tiện hơn rất nhiều, mọi thứ đều được giải quyết qua cái click chuột hoặc một vài thao tác trên màn hình điện thoại.

Tuy nhiên, công nghệ phát triển có mặt trái của nó, đó là sự xuất hiện của loại tội phạm công nghệ cao.

Chúng lợi dụng chính sự ngu ngơ của những người mới tiếp cận công nghệ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, qua mặt cơ quan chức năng... Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 giao dịch trực tuyến gia tăng, cuộc sống có nhiều khó khăn, tội phạm công nghệ lại ngày càng bày ra nhiều chiêu trò để đánh lừa người tiêu dùng.

Anh Nguyễn Văn Cường (ngụ tại TP.Thủ Đức) là chủ cửa hàng bán đồ điện. Anh đăng thông tin các mặt hàng lên trang Facebook cá nhân để có thêm khách mua. Một hôm, có khách "chat" với anh qua mạng, hỏi mua quạt điện giá 465 ngàn đồng cho công ty nhưng muốn ghi trong phiếu mua hàng là 1,6 triệu đồng để lấy chênh lệch, giao nhận hàng theo hình thức "ship COD" (thu hộ tiền cho người bán hàng). Nghĩa là "shipper" (nhân viên giao hàng) đến gặp anh Cường, đưa 1,6 triệu đồng để lấy quạt điện và phiếu mua hàng. Sau đó, khách sẽ nhắn số tài khoản để anh Cường chuyển lại cho họ 1.135.000 đồng tiền chênh lệch.

Chiêu trò lừa đảo nhận tiền trợ cấp dịch Covid-19:  Ai cũng có thể là nạn nhân
Kẻ gian dùng chiêu gửi lệnh chuyển tiền giả để lừa đảo khách hàng

Cho rằng việc đó không ảnh hưởng gì đến mình nên anh Cường đồng ý, nhắn cho khách địa chỉ lấy hàng. Sau đó, shipper của hãng giao nhận tới lấy quạt điện và đưa cho anh Cường 1,6 triệu đồng. Khi shipper vừa rời khỏi cửa hàng, khách gọi điện thúc giục anh Cường chuyển khoản cho mình số tiền chênh lệch. Do đã nhận 1,6 triệu đồng từ shipper, anh Cường liền sử dụng Internet Banking chuyển trả cho khách 1.135.000 đồng vào số tài khoản mà khách cung cấp.

Khoảng nửa giờ sau, đang lo bán hàng thì anh Cường nhận được cuộc gọi của shipper, thông báo không gọi được cho người nhận hàng. Anh Cường vội gọi điện cho vị khách trên nhưng không liên lạc được. Không còn cách nào khác, chủ của hàng đành bảo shipper quay lại và trả cho anh ta 1,6 triệu đồng. Theo lời shipper, ở địa chỉ nhận hàng, người dân cho biết không có ai mang tên như trên phiếu giao hàng. Thế là bỗng dưng anh Cường bị gã khách lưu manh lừa lấy 1.135.000 đồng.

Thực tế, chuyện xảy ra với anh Cường gần đây không còn là mới mẻ song nhiều người vẫn trở thành nạn nhân. Không chỉ vậy, tội phạm công nghệ cao còn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật xuyên quốc gia để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn chủ yếu là giả danh các cơ quan thực thi pháp luật để lừa đảo qua mạng, qua điện thoại, lừa đảo qua phương thức kinh doanh đa cấp, giả mạo các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, đánh cắp dữ liệu cá nhân để lừa đảo, đánh cắp thông tin thẻ tín dụng để rút tiền…

Ba chiêu trò phổ biến nhất của tội phạm công nghệ cao

Chiêu trò lừa đảo nhận tiền trợ cấp dịch Covid-19:  Ai cũng có thể là nạn nhân

Kẻ xấu lừa đảo khách hàng cung cấp giấy tờ tùy thân để nhận tiền hỗ trợ ảnh hưởng của dịch Covid-19, thực chất là làm hợp đồng tín dụng, vay tiền của các Công ty tài chính

Trước tình hình trên, cơ quan chức năng đã lên tiếng cảnh báo người dùng 3 chiêu trò phổ biến nhất của tội phạm công nghệ dễ dàng khiến chúng ta sập bẫy, gồm: Thứ nhất, giả mạo email của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Với chiêu thức lừa đảo này kẻ gian sẽ gửi email giả mạo với nội dung "Công đoàn hỗ trợ tiền mặt cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19" và đề nghị toàn thể cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin theo đường link có sẵn.

Khi người dùng cung cấp các thông tin tài khoản cá nhân, hoặc click vào các đường link có chứa mã độc, kẻ gian sẽ xâm nhập hệ thống mạng doanh nghiệp hoặc đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Chiêu trò lừa đảo nhận tiền trợ cấp dịch Covid-19:  Ai cũng có thể là nạn nhân
Kẻ gian sẽ gửi email giả mạo với nội dung "Công đoàn hỗ trợ tiền mặt cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19"

Thứ hai, giả mạo tin nhắn và website của Bộ Y tế: Hình thức lừa đảo này đang vô cùng phổ biến hiện nay.

Kẻ gian sẽ gửi tin nhắn giả mạo với nội dung hướng dẫn hoàn tất thủ tục đăng ký xin trợ cấp kèm theo đường link dẫn đến website có giao diện giống website của Bộ Y tế. Tại đây, ở thao tác bấm thủ tục "đăng ký xin trợ cấp", người dùng sẽ cần cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng (username, password, OTP)... Nếu người dùng làm theo hướng dẫn, kẻ gian sẽ đánh cắp toàn bộ thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng mà kẻ gian thường nhắm tới là những người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động bị mất việc làm trong mùa dịch, ở vùng nông thôn, thông tin chưa được sát sao...Trong các tình huống này, kẻ gian thuyết phục khách hàng cung cấp giấy tờ tùy thân cùng các thông tin cá nhân khác, thậm chí đề nghị người bị hại gửi video ghi hình lại gương mặt để hỗ trợ nhận tiền trợ cấp.

Chiêu trò lừa đảo nhận tiền trợ cấp dịch Covid-19:  Ai cũng có thể là nạn nhân
Kẻ gian gửi tin nhắn giả mạo với nội dung hướng dẫn hoàn tất thủ tục đăng ký xin trợ cấp kèm theo đường link dẫn đến website có giao diện giống website của Bộ Y tế

Thứ ba, lừa đảo khách hàng cung cấp giấy tờ tùy thân để nhận tiền hỗ trợ ảnh hưởng của dịch Covid-19, thực chất là làm hợp đồng tín dụng/vay tiền của các Công ty tài chính

Khi có được những dữ liệu này, đối tượng sẽ tiến hành thực hiện hồ sơ vay vốn tại các công ty tài chính hoặc các tổ chức tín dụng nhằm chiếm đoạt số tiền giải ngân nếu hồ sơ được duyệt.

Để không trở thành nạn nhân của bọn tội phạm, cơ quan chức năng khuyến cáo mọi người cần nâng cao cảnh giác. Khi thấy có biểu hiện nghi vấn, người dân cần báo ngay để cơ quan công an kịp thời ngăn chặn, xử lý và tuyệt đối tuân thủ để bảo vệ quyền lợi và tài sản của chính bản thân mình. Nâng cao cảnh giác với các tin nhắn, cuộc gọi, email yêu cầu truy cập đường link website, đăng nhập, cung cấp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân; Tuyệt đối không bấm vào đường link, tệp đính kèm đồng thời xóa ngay các tin nhắn, email lạ này khỏi điện thoại, máy tính.

Đặc biệt, không cung cấp giấy tờ tùy thân, ảnh chụp, video clip quay cận cảnh khuôn mặt, tên đăng nhập, mật khẩu , mã OTP cho bất cứ ai, kể cả người tự xưng là công an, cán bộ Tòa án, Bộ Y tế, nhân viên ngân hàng...; đồng thời không chia sẻ các thông tin này lên mạng xã hội.

Địa chỉ website của các Cơ quan Nhà nước thường có đuôi .gov.vn. Ai gặp khó khăn do Covid-19 có thể làm thủ tục trên Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https://ncovi.dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-ncovid-danh-sach-dich-vu-cong.html để được xem xét hỗ trợ.

Nhật ký F0: Nhật ký F0: "Tôi nhớ gia đình da diết"

Cầm lá thư của cô cháu gái bé bỏng, M.T không khỏi xúc động. Nỗi nhớ gia đình dâng trào trong lòng cô.

Tâm sự rơi nước mắt của nữ công nhân phải cho con nhỏ uống nước đường thay sữa Tâm sự rơi nước mắt của nữ công nhân phải cho con nhỏ uống nước đường thay sữa

Khó khăn dồn dập đến với gia đình Ytha Sari (dân tộc Chăm, quê ở Châu Đốc, tỉnh An Giang) khi dịch bệnh bùng phát ...

Cách ly tập trung 820 công nhân sau khi phát hiện chùm ca bệnh Cách ly tập trung 820 công nhân sau khi phát hiện chùm ca bệnh

Sau khi phát hiện chùm ca bệnh tại Công ty Hoya Lens Việt Nam (KCN VSIP Quảng Ngãi), ngành Y tế địa phương đã phối ...

Tin mới hơn

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?

Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí

Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.

Tin tức khác

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"

Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

Cán bộ công đoàn phải nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động

Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động

Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Xem thêm