![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP |
Thực tế dịch tễ đã qua chứng minh điều mà Thủ tướng nhận định ngay cả các nước có điều kiện, tiềm lực kinh tế lớn vẫn bị động và quá tải về hệ thống y tế. Các cường quốc như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật... cũng không thể chịu đựng mãi việc "đóng cửa" kéo dài bởi chẳng ngân khố hay nền kinh tế, cuộc sống sinh hoạt của người dân nước nào chịu nổi mãi.
Điều đó càng khó khăn ở một nước chưa giàu như chúng ta. Dù tình hình dịch bệnh đang quá phức tạp, diễn biến khó lường và mất mát vẫn còn nhiều nhưng đã đến lúc tính chuyện "mở cửa" dần. Có thể mở quy mô rộng chưa thể được ngay vì Việt Nam mới chỉ có 17,4% dân số đã tiêm 1 liều vắc xin, 2,4% đã tiêm đủ 2 liều. Nhưng tại TP HCM, hơn 50% (nếu theo ước tính thực tế 13-14 triệu dân) hoặc gần 80% tính (theo số liệu chính thức) dân trên 18 tuổi thì nên có lộ trình “hé cửa” trong thời gian tới.
Ngoài chuyện vắc xin ngày một tiêm nhiều hơn, gần tới thời điểm sinh kháng thể cho số đông thì các loại thuốc sắp có cũng tác động đáng kể để hạn chế dịch bệnh. Điều đáng nói hơn là con số 80% nhiễm Covid có triệu chứng nhẹ hoặc không biểu hiện, như bệnh cảm cúm thông thường. 20% còn lại cũng chỉ có khoảng 5% cần tập trung chữa trị.
Nói rõ như vậy không phải để chủ quan mà dần dà, lúc mỗi ngày đã hơn 12.000 ca F0 như hôm qua thì nên để cho số đông không nặng chẳng riêng gì tại TP HCM tự chữa trị tại nhà theo chỉ dẫn của ngành y tế để tập trung giảm tử vong khi Việt Nam và nhất là TP HCM đang có tỷ lệ tử vong/ca nhiễm khá cao.
Quốc gia hùng cường nào hay nền y tế có tiến bộ đến đâu cũng đã điêu đứng với đại dịch này. Bài học tại Mỹ, Anh, Ấn Độ... đã cho thấy rõ điều đó. Bạn tôi ở Mỹ, giữa năm trước cả nhà nhiễm nhưng y tế bảo khi nào nặng lắm, khó thở thì hãy gọi còn như này tự ở nhà lo đi! Vợ chồng con cái cứ thế mà làm và nặng nhất 20 ngày khỏi, còn trẻ con chỉ 4-5 ngày chơi đùa, sinh hoạt bình thường. Có lẽ với việc hơn 85.000 ca F0 tại TP HCM đang theo dõi điều trị tại nhà đã đủ để minh chứng cho hướng đi đó.
Càng đóng cửa lâu, kinh tế càng khó khăn thì nguồn lực để lo cho nhóm có nguy cơ tử vong, bệnh nặng, chưa kể các loại bệnh khác và chi trả cho hỗ trợ, lo cho đời sống dân phải ở nhà càng kiệt quệ. Giờ đây, nhanh chóng tiêm vắc xin cho người già, có bệnh nền, thai phụ... để giảm nguy cơ bệnh nặng, tử vong. Từng bước cho người đã tiêm 2 mũi, một số ngành đặc thù 1 mũi cũng có thể, tự test để bảo vệ mình và người xung quanh, đảm bảo 5k dần ra đường, đến công sở, vào nhà máy, mở cửa hàng.... làm ăn, giao thương, sản xuất để bù đắp cho nhóm chưa thể ra ngoài.
Khi mà dân chúng biết nguy cơ trở bệnh nặng nếu nhiễm họ sẽ dần có ý thức hơn, lúc mà Nhà nước không bao bọc, che chắn quá kĩ, e ngại quá mức thì tự khắc nhiều người cũng sẽ biết bảo vệ mình. Một số ngành và tỉnh thành đang dần có căn cứ để "thử nghiệm" việc trên. Cũng đã đến lúc mở hành lang pháp lý để bệnh viện tư vào cuộc, chung tay mạnh và nhiều hơn nữa thay vì bó buộc như hiện nay.
Tôi vẫn hy vọng cuối tháng 9, số người đã tiêm nhiều lên, vắc xin có hiệu quả bảo vệ dần đông thì TP HCM sẽ từng bước hé cửa để làm ăn, sản xuất, giao thương... bởi suy cho cùng có muốn đóng cửa hay cố thủ tránh nguy cơ thì "có thực mới vực được đạo". Ngoài kinh tế quá sức chịu đựng và hệ thống y tế mệt mỏi thì nhốt mình trong nhà, bó buộc quanh bốn bức tường lâu dài sẽ để lại hệ lụy tâm lý và phản ứng khó lường.
Không chủ quan, quãng đường ấy còn dài và trắc trở nhưng cũng đừng sợ hãi quá để không dám làm gì! Với tình hình hiện nay và diễn biến trong tương lai, khi Covid 19 như một kẻ thù vô hình, biến thể khó lường thì tìm cách sống chung với dịch lại là cách an toàn bền vững và khả thi nhất cho tất cả.
![]() Cầm lá thư của cô cháu gái bé bỏng, M.T không khỏi xúc động. Nỗi nhớ gia đình dâng trào trong lòng cô. |
![]() Khó khăn dồn dập đến với gia đình Ytha Sari (dân tộc Chăm, quê ở Châu Đốc, tỉnh An Giang) khi dịch bệnh bùng phát ... |
![]() Sau khi phát hiện chùm ca bệnh tại Công ty Hoya Lens Việt Nam (KCN VSIP Quảng Ngãi), ngành Y tế địa phương đã phối ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
