Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã thông tin, chị Lê Thị Ngân - công nhân Công ty Haprosimex qua đời do ung thư máu vào ngày 17/10/2012. Từ lúc phát hiện căn bệnh hiểm nghèo đến khi mất vỏn vẹn 9 ngày.
Điều đáng nói, do Công ty nợ BHXH nên chị không có thẻ BHYT, đi viện không được hỗ trợ viện phí. Gia đình phải vay mượn khắp nơi số tiền lớn để trang trải chi phí điều trị tốn kém. Sau khi chị qua đời, chế độ tử tuất cũng không được giải quyết.
![]() |
Gia đình nữ công nhân Lê Thị Ngân trong buổi làm việc với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn - Ảnh: Ý YÊN |
Sau phản ánh của báo chí, trong đó có Tạp chí Lao động và Công đoàn với bài viết Công ty Haprosimex nợ lương, BHXH, nợ cả quyền lợi của người đã khuất, Công ty CP Tập đoàn Haprosimex đã nhanh chóng làm thủ tục để gia đình nữ công nhân hưởng chế độ tử tuất.
Cụ thể, doanh nghiệp này đóng tiền BHXH để chốt sổ, giải quyết chế độ cho chị. Ngoài ra, dịp này các công nhân nhiều năm không nhận chế độ thai sản, ốm đau, bệnh tật... cũng được phía Công ty ưu tiên chốt đóng BHXH và giải quyết chế độ, tổng số 41 người.
Anh Phạm Văn Tuyến - chồng nữ công nhân Lê Thị Ngân cho biết, BHXH huyện Gia Lâm đã mời anh tới để làm thủ tục nhận chế độ tử tuất của vợ, các giấy tờ liên quan hiện đã hoàn tất, chờ 21/3 lĩnh tiền theo lịch hẹn.
![]() |
Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả của BHXH huyện Gia Lâm cấp cho anh Phạm Văn Tuyến về giải quyết chế độ tử tuất. Ảnh: M.A |
Sau gần 11 năm chờ đợi giải quyết chế độ, gia đình anh Tuyến sẽ được nhận số tiền trợ cấp tuất 1 lần và trợ cấp mai táng là 23.682.750 đồng.
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, anh Phạm Văn Tuyến cho biết, sau khi nhận được thông báo từ phía BHXH huyện Gia Lâm về việc giải quyết chế độ tử tuất của chị Lê Thị Ngân, gia đình cũng khá bất ngờ vì thời gian vợ mất đã quá lâu. "Phía BHXH huyện Gia Lâm cũng hướng dẫn nhiệt tình các thủ tục, thời gian cụ thể để gia đình nhận được chế độ", anh Tuyến nói.
Bà Lê Thị Lượng, mẹ chồng của chị Lê Thị Ngân nghẹn ngào: "Nhận được thông báo gia đình sẽ nhận được chế độ tử tuất của con dâu, gia đình cũng vừa vui vừa buồn. Sau gần 11 năm chờ đợi, cuối cùng quyền lợi của con dâu cũng được giải quyết. Khoản tiền này đối với những nỗi đau gia đình đã phải trải qua suốt hơn chục năm qua, thực sự nó cũng là niềm an ủi. Cảm ơn sự giúp đỡ từ các cơ quan báo chí và phía Tạp chí Lao động và Công đoàn đã giúp gia đình tôi đỡ được phần nào thiệt thòi từ nỗi đau mất người thân".
Video PV Tạp chí Lao động và Công đoàn phỏng vấn gia đình nữ công nhân trước khi sự việc được thông tin trên báo chí:
Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn về việc nợ lương, BHXH kéo dài tại Công ty CP Tập đoàn Haprosimex, quyền lợi của NLĐ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các trường hợp ốm đau, thai sản, tử tuất... nhiều năm đều chưa được giải quyết, lãnh đạo Công ty này đã tiến hành buổi đối thoại với công nhân, NLĐ vào chiều 9/3/2023. Đại diện Công ty nói sẽ cố gắng giải quyết chế độ BHXH trong quý 3/2023 và nợ lương trong năm 2023. Tuy nhiên người lao động không đồng ý phương án này.
Tính đến 9/3/2023, Công ty đã thanh toán dứt điểm với BHXH quận Hoàn Kiếm và 1 phần công nợ với BHXH huyện Gia Lâm với tổng số tiền hơn 9,4 tỉ đồng; tiền lương tính đến hết năm 2022, Công ty đã thanh toán hơn 4,3 tỷ đồng. Số nợ còn lại theo thống kê, lương còn lại của NLĐ phía nhà máy là hơn 1,678 tỷ đồng, lương còn nợ của NLĐ tại 22 Hàng Lược hơn 1,2 tỉ, nợ BHXH Gia Lâm hơn 10,5 tỷ đồng.
Tạp chí Lao động và Công đoàn tiếp tục thông tin!
![]() Công ty CP Tập đoàn Haprosimex nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) nên người lao động không được hưởng quyền lợi theo đúng ... |
![]() Không chỉ nợ lương, BHXH của hàng trăm công nhân lao động, Công ty CP Tập đoàn Haprosimex còn đang nợ cả người đã khuất ... |
![]() Nợ lương, BHXH từ khi còn là công ty nhà nước, sau khi cổ phần hóa (2017) và tiếp tục bán lại cho một nhóm ... |
![]() Chiều 9/3/2023, ông Trần Trọng Phúc – Uỷ viên HĐQT, được sự uỷ quyền của Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Haprosimex phát ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
