Sau phản ánh của báo chí về việc nợ lương, BHXH kéo dài tại Công ty CP Tập đoàn Haprosimex, quyền lợi của NLĐ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các trường hợp ốm đau, thai sản, tử tuất... nhiều năm đều chưa được giải quyết, lãnh đạo Công ty này đã tiến hành buổi đối thoại với công nhân, NLĐ.
Đại diện Công ty CP Tập đoàn Haprosimex có ông Trần Trọng Phúc – Uỷ viên HĐQT; ông Đinh Trọng Quân – Ủy viên HĐQT và bộ phận tài chính, kế toán, phụ trách tiền lương và BHXH. Buổi làm việc còn có đồng chí Hoàng Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội; phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn...
![]() |
Buổi đối thoại giữa HĐQT Công ty CP Tập đoàn Haprosimex với NLĐ vào chiều 9/3. Ảnh: M.A |
Sau loạt thông tin được phản ánh trên báo chí, Công ty đã ưu tiên chốt sổ BHXH cho các trường hợp tử tuất, thai sản... chưa đc giải quyết chế độ, tổng số 41 người với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng.
Ông Phúc nói, đến hết ngày 30/3, những công nhân thai sản, ốm đau bệnh tật, tiếp đó là những công nhân trực tiếp đứng máy, cán bộ công nhân viên khác. Khi bán được máy móc, tài sản, Công ty sẽ giải quyết luôn chế độ cho NLĐ.
Tập thể NLĐ mong muốn phía Công ty có câu trả lời rõ ràng cho NLĐ về vấn đề nợ lương và BHXH và về trách nhiệm chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ.
![]() |
Chị Nguyễn Thị Huyền - Quản đốc phân xưởng may, Nhà máy Dệt kim Haprosimex đại diện cho NLĐ mong muốn đại diện Công ty đưa ra câu trả lời dứt khoát cho NLĐ. Ảnh: M.A |
“Những trường hợp còn lại đều là những trường hợp rất khó khăn. Trong danh sách ưu tiên được phía NLĐ đề xuất lên Công ty, nhiều trường hợp không có tên trong danh sách được duyệt”, đại diện công nhân cho biết.
Tại buổi đối thoại, ông Phúc nói rằng mình chưa nắm được hết tình hình của NLĐ đang làm việc tại Công ty. Bác bỏ chuyện này, NLĐ phản ánh nhiều lần liên hệ làm việc với ban lãnh đạo Công ty, thậm chí có những báo cáo về các trường hợp cần được ưu tiên giải quyết trước. Thậm chí, công nhân cho biết nhiều lần gọi điện liện lạc gặp để giải quyết thì ông Phúc chặn số.
Đồng chí Hoàng Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội kiến nghị doanh nghiệp nên cân đối nguồn tài chính để ưu tiên giải quyết quyền lợi của NLĐ.
Kết luận buổi làm việc, ông Phúc nói: “Chúng tôi có trách nhiệm chốt toàn bộ BHXH, chưa bao giờ Công ty chối bỏ, chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết trong quý 3/2023. Sau khi giải quyết xong BHXH sẽ giải quyết đến lương cho NLĐ theo quy định của pháp luật. Chúng tôi cũng nhờ NLĐ có những trường hợp nào tai nạn rủi ro nên báo kịp thời để HĐQT Công ty nắm được và đưa ra hướng giải quyết”. Ông Phúc nói nợ lương sẽ giải quyết trong năm 2023.
NLĐ không đồng ý với lộ trình giải quyết lương và BHXH từ phía HĐQT Công ty mà yêu cầu phía Công ty phải giải quyết ngay. Ngoài ra, yêu cầu việc chấm dứt HĐLĐ và tiền lương sau cổ phần hóa, NLĐ cho biết có giấy tờ, biên bản đầy đủ nhưng Công ty không đưa ra hướng giải quyết.
Tính đến 9/3/2023, Công ty đã thanh toán dứt điểm với BHXH quận Hoàn Kiếm và 1 phần công nợ với BHXH huyện Gia Lâm với tổng số tiền hơn 9,4 tỷ đồng; tiền lương tính đến hết năm 2022, Công ty đã thanh toán hơn 4,3 tỷ đồng. Số nợ còn lại theo thống kế, lương còn lại của NLĐ phía nhà máy là hơn 1,678 tỷ đồng, lương còn nợ của NLĐ tại 22 Hàng Lược hơn 1,2 tỉ, nợ BHXH Gia Lâm hơn 10,5 tỷ đồng. |
![]() 4,5 tỷ đồng nợ lương người lao động (NLĐ) trong vòng 9 tháng; 13,5 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) từ tháng 3/2019 ... |
![]() Nợ lương, BHXH từ khi còn là công ty nhà nước, sau khi cổ phần hóa (2017) và tiếp tục bán lại cho một nhóm ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
