![]() |
Phụ huynh đưa con chọn SGK và sách tham khảo lớp 1 tại một nhà sách ở Hà Nội. Ảnh: HẢI NGUYỄN (Báo Lao động) |
Đó không phải là câu hỏi của cá nhân tôi, không phải là một thắc mắc mơ hồ của dư luận, không phải là sự hồ nghi của những người quan tâm đến SGK và hoạt động kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, mà đó là một câu hỏi hết sức nghiêm túc được nêu lên giữa Quốc hội vào chiều ngày 23/5 của bà Nguyễn Thị Kim Thuý, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, trong phiên thảo luận về chương trình giám sát năm 2022 tại Quốc hội.
Và chỉ hơn một tháng sau, (chính xác là 6 tuần lễ), đến nay, câu hỏi hóc búa đó của bà Kim Thuý tại Quốc hội đã nhận được sự phản hồi có thể nói là minh bạch và rõ ràng từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội.
Ngày 5/7, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký Quyết định số 1886/QĐ-BGDĐT về việc thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Đức Thái - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Theo Quyết định, ông Nguyễn Đức Thái đã có những vi phạm nghiêm trọng, đến mức phải kỷ luật như có khuyết điểm, vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước trong chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh, biên soạn, in ấn, kê khai, phát hành SGK mới.
Ông Thái cũng được kết luận đã mắc khuyết điểm và sai phạm khác như thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, dẫn đến không kịp thời phát hiện nghị quyết ban hành trái pháp luật của Nhà nước.
Một ngày sau khi Bộ trưởng Sơn ký quyết định trên, ngày 6/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội cho biết Cơ quan này đang giải quyết đơn tố giác của công dân và xác minh về việc ông Nguyễn Đức Thái sai phạm trong đấu thầu và mua sắm vật tư. Ông Thái có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật trong việc mua sắm giấy in sách giáo khoa phục vụ năm học 2022 – 2023, vi phạm các quy định của Luật Đấu thầu năm 2013; Luật Quản lý và sử dụng tài sản công năm 2017 trong việc thực hiện mua sắm vật tư (giấy in SGK) phục vụ năm học 2022-2023.
Khoảng tối trong các hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và làm SGK lần đầu tiên đã được “phơi sáng” khiến dư luận, đông đảo những người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà rất lấy làm hài lòng và ủng hộ.
Chúng ta đều nhìn thấy những tiêu cực và cảm thấy bức xúc với tình trạng SGK từ nhiều năm nay. Sách cải cách liên tục, giá bán không ngừng tăng cao, mỗi năm phụ huynh một lần mua sách mới. 22 triệu học sinh là 22 triệu bộ sách giáo khoa, 22 triệu bộ sách giáo khoa thì tổng tiền mà Nhà Xuất bản Giáo dục thu là khủng khiếp. Mà năm nào cũng thu tăng vì giá sách giáo khoa được thả nổi “theo yêu cầu của đơn vị kinh doanh sách”.
Trong nhiều ý kiến xung quanh hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và động thái tích cực của Bộ GD& ĐT được đăng tải trên báo chí và mạng xã hội từ hôm qua đến giờ, tôi thấy tâm đắc với ý kiến của nhà báo Ngô Nguyệt Hữu khi anh cho rằng, một mỏ kim cương thật sự bao năm qua đã bị gian thương khai thác với công suất và lãi suất không thể nào mường tượng được. Nhưng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thích báo lỗ là báo. Đột ngột, năm nay báo lãi. Nhà xuất bản Giáo dục báo lãi được một hôm thì Chủ tịch Nhà xuất bản nhận quyết định kỷ luật. Bất cứ ai làm trong Nhà nước đều biết, một quyết định kỷ luật sẽ có thông tin trước ít nhất vài ngày, thường là một tuần hoặc hơn.
Thế cho nên, hành động công bố số lãi của Nhà xuất bản Giáo dục chính là động thái “bật lại” lãnh đạo Bộ GD&ĐT của lãnh đạo Nhà xuất bản. Mà với số tiền cả vạn tỷ một năm khi in sách, thì quyền lực của ông Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục là có thật. Không chỉ có quyền lực mà mối quan hệ của lãnh đạo Nhà xuất bản này cũng là trùng trùng điệp điệp.
Nhưng, bất cứ ai ở quốc gia mình muốn làm việc đều phải dũng cảm và can trường đối đầu với các nhóm lợi ích giăng giăng vạn vạn, mưu hèn kế bẩn.
Một facebooker khác có nick name Thao Cungdinh viết : “Lớp 1 mà có 25 đầu SGK là biết sự tha hoá như thế nào rồi đấy. Chúng tôi ủng hộ Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn. Sau động thái này, hi vọng Bộ trưởng mạnh dạn đề xuất để Nhà nước mua lại bản quyền SGK sau đó cho tất cả các nhà xuất bản được phát hành. Chắc chắn giá sách sẽ được kéo xuống và những em bé ở vùng sâu, vùng xa có thể mua được bộ sách mới với giá 0 đồng”.
Hàng chục triệu phụ huynh học sinh và đông đảo Nhân dân rất hoan nghênh tinh thần chống tiêu cực và sự vào cuộc rất kịp thời của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ngành Giáo dục rất cần những người lãnh đạo có tinh thần làm việc nghiêm túc và quyết liệt như ông Sơn.
Người dân ai cũng ủng hộ và chia sẻ cùng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Phải làm quyết liệt, đến nơi đến chốn, không phải chỉ riêng mỗi lĩnh vực kinh doanh SGK, mà còn không ít tệ nạn, không ít “căn bệnh” khác đang tồn tại trong ngành Giáo dục cũng cần được từng bước kiên quyết và nhanh chóng loại bỏ; từng bước lấy lại niềm tin và uy tín của ngành Giáo dục Việt Nam trong mắt Nhân dân và trong trái tim của hàng chục triệu học sinh và phụ huynh trên cả nước.
Nếu đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh".
|
![]() Năm học mới cận kề, một năm học dự kiến sẽ dành nhiều thời gian học tập online, song sách giáo khoa, thiết bị học ... |
![]() Những dòng tương tự thế này không khó đọc trên báo nhiều ngày qua “Giá xăng, gạo tăng... sách giáo khoa cho con cũng đội ... |
![]() Đó không phải là một thắc mắc mơ hồ của dư luận, đó không phải là sự hồ nghi của những người quan tâm đến ... |
![]() Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục lãi khủng, lãi ngay trong lúc kinh tế khó khăn, phụ huynh “thắt lưng buộc bụng” chi tiêu đủ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
