![]() |
NXB Giáo dục Việt Nam lãi ròng sau thuế 287,4 tỉ đồng trong năm 2021, trong khi đó phụ huynh phải mua sách giáo khoa (SGK) cho con với giá cao. Ảnh minh họa: Báo Nhân dân. |
Năm 2021, NXB Giáo dục Việt Nam đạt tổng doanh thu hơn 1.828 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 287,4 tỉ đồng, đạt 250% so với kế hoạch Bộ GD&ĐT giao. Họ có tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) là gần 40%, tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) đạt gần 18%! Lợi nhuận như thế, tỉ suất như vậy có lẽ cực hiếm DN Việt Nam nào đạt nổi ngay giữa đại dịch hoành hành.
Điều đáng nói là khi chưa thực hiện thay SGK mới, năm nào NXB Giáo dục Việt Nam cũng báo cáo lỗ khoảng hơn 40 tỉ đồng/năm! Từ năm học 2020 - 2021, khi bắt đầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, giá SGK mới đã tăng cao hơn sách của chương trình cũ từ 3 đến 4 lần và họ lời khủng như thế đấy! Có nghĩa là SGK “xã hội hóa” và tăng giá, buộc phải mua đủ loại thì lập tức “phép màu” xuất hiện biến lỗ to thành lãi lớn.
Thật ra, họ cũng gặp “khó khăn” thế này đây: “Tình hình cạnh tranh trong xuất bản SGK ngày càng gia tăng, những thông tin báo chí, dư luận xã hội bất lợi về bản quyền SGK, về hoạt động đấu thầu mua sắm vật tư giấy in… cũng tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất - kinh doanh".
Họ lãi thế chứ lãi nữa cũng không có gì lạ bởi SGK không phải là mặt hàng Nhà nước định hay bình ổn giá, NXB tự kê khai giá tự chịu trách nhiệm! Điều “lạ lùng” ấy có phải là lý do dẫn đến con số lãi khủng trên giữa vô vàn bức xúc của phụ huynh về SGK giá cao ngất ngưởng và chỉ dùng một lần hay không chẳng nói ra nhiều người đã tự hiểu. Cấp có thẩm quyền cho hay sẽ đưa SGK vào danh mục Nhà nước định giá, nhưng khi nào thì chúng ta vẫn phải chờ trong lúc “góp phần” kiếm lãi cho các NXB in thứ sách vô cùng thiết yếu ấy.
Trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết sách tăng giá là do "khổ to, giấy đẹp", từ đó đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó có việc lúc này đã cần phải có sách "khổ to, giấy đẹp" dẫn đến tăng giá sách hay chưa. Không khó để thấy trên các phương tiện truyền thông hay ngoài xã hội, câu trả lời là chưa nếu không muốn nói lãng phí trong thời điểm này. Bộ GD&ĐT thời gian qua cũng đưa ra những giải pháp này, chấn chỉnh khác nhưng thực tế thì SGK không chỉ đè nặng trên vai học sinh mà còn gây áp lực không nhỏ lên những phụ huynh nghèo.
Tôi xin trích lại ý kiến một bà mẹ trên báo bạn khi nghe NXB Giáo dục lãi lớn: “Đọc thông tin NXB Giáo dục Việt Nam lãi ròng sau thuế tới 287 tỉ đồng trong năm 2021, đối chiếu với thực tế giá SGK tăng cao mà phụ huynh vẫn phải "cắn răng" mua cho con em mình học, như vậy việc lãnh đạo ngành GD&ĐT đưa ra lý do SGK mới "khổ to, giấy đẹp" để tăng giá sách là không hợp lý rồi. Tôi đồng tình với việc chọn "khổ to, giấy đẹp" cho bộ sách mới, nhưng giá sách phải giảm xuống cho phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân.”
Làm ăn thế nào, lãi lỗ ra sao là chuyện của DN và nếu họ đúng luật đó không phải là tội tình gì. Nhưng giữa lúc nhà nhà khó khăn thế này, xã hội "thắt lưng buộc bụng" thế kia, hết Chính phủ rồi lãnh đạo cấp cao muốn tìm ra giải pháp để hạ giá thành SGK, bớt gánh nặng cho dân chúng thì số lãi ấy như “trêu ngươi” tất cả. Giáo dục là quốc sách, điều rõ ràng ấy có vẻ như bị những doanh thu, lời lãi làm mờ đi những giá trị lẽ ra không nên đánh đổi.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan".
|
![]() Những dòng tương tự thế này không khó đọc trên báo nhiều ngày qua “Giá xăng, gạo tăng... sách giáo khoa cho con cũng đội ... |
![]() Năm học mới cận kề, một năm học dự kiến sẽ dành nhiều thời gian học tập online, song sách giáo khoa, thiết bị học ... |
![]() Dự thảo tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa (SGK) |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
