![]() |
Theo Bộ Y tế, sức khỏe bệnh nhân phi công người Anh hiện đã đủ để rời khu hồi sức tích cực, chuyển phục hồi chức năng và làm thủ tục về nước - Ảnh: Tuổi trẻ |
Thậm chí, có những bài viết còn “lên án” gay gắt ngành Y và Nhà nước ta đã quan tâm quá mức tới việc cứu chữa cho viên phi công người Anh - bệnh nhân số 91.
Những người viết ấy thậm chí còn đưa ra những con số, so sánh mức thu nhập của dân Việt với chi phí trong việc cứu sống bệnh nhân 91, rồi la lối chê bai dè bỉu rằng ngành Y và Nhà nước ta đã quá ưu đãi, quá tốn kém cho việc chữa trị đó.
Cái lạ thứ hai là trong số tác giả của những bài viết đó, lại có cả những người rất có học thức, thậm chí có cả một vài vị có chức danh Giáo sư này nọ, và là người khá nổi tiếng cả ngoài đời lẫn trên thế giới mạng.
Vì sao nói lạ?
Hãy khoan chưa nói đến việc thuần tuý chuyên môn y học của việc phòng chống đại dịch, hãy khoan chưa nói đến việc cấp bách “chống dịch như chống giặc” mà Thủ tướng kêu gọi cả ngành Y và toàn xã hội phải tập trung sức người, sức của để dập tắt dịch bệnh thành công và tuyệt đối không để lây nhiễm từ các F1 như viên phi công ra cộng đồng...
Mà chỉ thuần tuý nói về tính nhân đạo của việc cứu chữa cho bệnh nhân 91 này, đã thấy những ý kiến trong các bài viết trên đã rất xa lạ với truyền thống của dân tộc ta.
Xin lấy một vài ví dụ từ thời chiến tranh, để thấy ngay cả đối với kẻ thù, dân ta và Nhà nước ta cũng vẫn áp dụng những biện pháp nhân đạo cao nhất, khi họ là những thương, bệnh binh, hàng binh và tù binh.
Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, sau khi giành chiến thắng, chúng ta đã cử những bác sĩ, y tá giỏi nhất của quân dân ta tập trung cứu chữa cho các thương binh lính lê dương Pháp.
Trong số các tù binh Pháp có một nữ y sĩ duy nhất, là người chăm sóc sức khoẻ cho tướng De Castries và bộ sậu chỉ huy tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Khi phát hiện ra bà ta là y sĩ, chỉ huy quân đội ta đã không bắt bà ấy phải chịu chế độ giam giữ như mọi tù binh khác, mà cho phép bà ấy được tự do hành nghề y sĩ cùng với các y bác sĩ ta để làm phiên dịch và tham gia cứu chữa các thương binh Pháp.
Khi có lệnh chuyển tù binh xuống các tỉnh đồng bằng, khi quân ta phải cuốc bộ hàng trăm cây số, thì bà y sĩ kia vẫn được di chuyển bằng xe ô tô, như tiêu chuẩn của các vị chỉ huy cao cấp của quân đội ta.
Thời chiến tranh chống Mỹ, dân không đủ gạo để ăn, thương bệnh binh còn thiếu đủ loại thuốc, nhưng chúng ta vẫn luôn dành cho các phi công Mỹ trong các trại giam chế độ ăn uống cao cấp.
Trẻ em Việt Nam ngày đó không có cả sữa bột để uống, người lớn cả tháng chỉ được vài miếng tóp mỡ không đủ dính răng, nhưng các tù binh phi công Mỹ vẫn được ngày ngày uống sữa tươi, sữa hộp, vẫn đầy đủ khẩu phần bột đạm.
Thậm chí vào các ngày lễ Phục sinh, Noel, Tết dương lịch..., các tù binh còn được có món gà Tây, thứ thực phẩm hiếm hoi xưa nay chỉ dành phục vụ cho Đoàn ngoại giao, các đại sứ và đại diện các tổ chức quốc tế trong những dịp lễ, Tết của họ.
Bom vẫn nổ ầm ầm quanh Hà Nội, các chiến hữu của các tù binh vẫn gieo rắc cái chết xuống những người đang chăm lo cứu chữa vết thương và lo toan khẩu phần ăn ưu đãi cho họ.
Vậy mà những ngày đó, trong khí thế sôi sục căm thù và quyết tâm quyết chiến quyết thắng kẻ thù cao như thế, vẫn tuyệt nhiên không có một sự so bì, tị nạnh, dè bỉu nào về việc đối đãi chu đáo, tận tình, tận tâm với thương bệnh binh và tù binh địch.
Nay, viên phi công ấy không phải là những giặc lái năm xưa. Không những thế, ông ta còn là bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí nói không ngoa - còn là ân nhân của hàng ngàn, hàng vạn hành khách đã có được những chuyến bay an toàn, những cuộc hạ cánh êm lưng bởi tay lái lụa của phi công - bệnh nhân này.
Với tù binh, hàng binh, thương bệnh binh từ phía kẻ thù vốn không đội trời chung trong 2 cuộc kháng chiến cứu nước kể trên, dân ta, Nhà nước ta còn chia sẻ, còn cứu trợ, cứu giúp và dành những gì tốt nhất mà quân dân ta còn không được hưởng cho họ; hà cớ gì với những người bạn tốt như viên phi công người Anh kia, có người lại nỡ buông lời ì xèo, tị nạnh, ghen tức và bài xích, chê trách trước sự việc ngành Y dốc sức, dốc của cho bệnh nhân ấy.
Tốn kém là quá rõ trong trường hợp này. Nhưng không chỉ vì truyền thống nhân đạo, mà ngay cả theo thông lệ ngoại giao quốc tế và các quy định trong phòng chống đại dịch của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thì những việc ưu tiên đó, dù tốn công tốn của, vẫn là những việc CẦN LÀM và phải làm CHU ĐÁO, TRỌN VẸN.
Nhịn miệng đãi khách là một tính cách đẹp, một truyền thống đẹp, một ứng xử đẹp của một dân tộc nghèo. Xin đừng làm mất đi tính cách ấy, truyền thống ấy.
Chúng ta nghèo nhưng “rách cho thơm”, có thể ngẩng cao đầu với những quốc gia giàu có bởi chúng ta luôn có những tấm lòng thơm thảo!
Giàu tình người, giàu tình nhân đạo cũng là văn minh và trí thức, thưa các vị Giáo sư và những ai đã viết những dòng tị nạnh nhỏ nhen với vị phi công - bệnh nhân người Anh!
Nhịn miệng đãi khách là một nếp sống đẹp của một dân tộc nghèo. Đã nhịn rồi, đừng kể công, than vãn, so bì, ì xèo. Tội nghiệp lòng tốt! |
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
