![]() |
Nhân công trong ngành Dệt may và Da giày đang gặp khó khăn lớn do dịch Covid-19 - Ảnh: Phạm Ngôn |
Có đấy! Nhà máy sản xuất trang phục này ở Việt Nam bắt đầu khan hiếm đơn hàng. Người lao động ở nhà máy này cũng giống như hàng chục ngàn công nhân cả nước đang đối mặt với nguy cơ chẳng ai muốn.
Liên quan ấy như thế này: “Nhà máy của Regina Miracle International Vietnam, nơi có hàng chục nghìn công nhân luôn tất bật các đơn hàng, không chỉ của Victoria Secret mà còn nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới khác do dịch Covid-19 ập đến, đang dần khan hiếm đơn hàng.
Công nhân phải dừng tăng ca, giảm số ngày làm. Các dây chuyền trước kia may đồ nội y thì nay chuyển sang may khẩu trang cầm chừng. Thu nhập của một công nhân giảm còn khoảng 4 triệu đồng/tháng, trong khi trước kia là 6-7 triệu đồng”.
Nhưng họ vẫn còn may mắn khi còn có việc làm, hơn hẳn nhiều công ty khác khác phải cho công nhân nghỉ không lương. Thế mạnh nhân công rẻ, đơn hàng lớn và xuất khẩu nhiều giờ đây lại là “mặt kia của vấn đề” khi mà họ chỉ bớt tiêu dùng, giảm mua sắm hay mải chống chọi với dịch thì rất nhiều doanh nghiệp chủ yếu gia công lao đao, hàng chục ngàn lao động khốn đốn và hàng trăm ngàn gia đình nhọc nhằn.
Rồi sẽ có trợ cấp, hỗ trợ hoặc những biện pháp nào đó để doanh nghiệp bớt khó khăn, người lao động đỡ vất vả và cùng nhau chống chọi qua đại dịch Covid-19. Nhưng dẫu sao đó vẫn là những chuyện chữa cháy, khó căn cơ hoặc không nên là cách thức lâu dài.
Bởi không có Covid-19 thì ai dám đảm bảo không còn những thiên tai, dịch họa hoặc sự cố bất ngờ ập đến nào? Cũng chẳng có gì đảm bảo rồi những đại dịch như Covid-19 này chỉ đến một lần hoặc thoảng qua vài tháng rồi thôi.
Tôi thấy một chuyên gia lao động nói thế này, dù khá “vĩ mô” nhưng cần phải suy ngẫm cho tương lai: “Việt Nam cần quan tâm đến việc tái cơ cấu nền kinh tế, theo hướng ít phụ thuộc vào gia công, nâng cao năng suất người lao động, chuyển dịch các khu vực lao động theo hướng bền vững, hiệu quả”
Tôi cũng thấy nhiều ý kiến đại loại như vậy có thể là cơ hội để các lao động trong ngành gia công chuyển đổi sang một nghề khác, đòi hỏi kỹ năng cao hơn, phù hợp hơn với sức khỏe, phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra.
Dù chỉ là đề xuất hay còn phải cân nhắc xem khả thi hay không, nhưng rõ ràng nhân công rẻ, gia công nhiều và đơn hàng phụ thuộc xuất khẩu không phải lúc nào cũng đem đến sự an toàn cho nền kinh tế.
Xem những bài báo lo lắng cho số phận của hàng vạn công nhân ở các doanh nghiệp đang thu hẹp sản xuất, nhìn những cảnh đời chật vật với vài ba triệu đồng một tháng hay ngậm ngùi cho những người lao động chưa biết ra sao khi thất nghiệp; có lẽ chúng ta không khỏi giật mình khi nghĩ lại hơn 30 năm thu hút FDI, vẫn nhân công giá rẻ là thành công hay điểm yếu?
Có lẽ còn nhiều tranh cãi nhưng thế nào thì hàng triệu người lao động khắp đất nước này vẫn muốn đỡ bấp bênh, thêm an toàn và tương lai bền vững hơn.
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
