![]() |
Việc bán nhà ở xã hội cho cả người giàu ở 1 số thành phố đang gây xôn xao dư luận, dù không mới. Ảnh: N.P |
Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa ký kết luận thanh tra dự án nhà ở xã hội An Trung 2 (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà) do Công ty liên doanh DMC - 579 làm chủ đầu tư. Theo kết luận này, có 80 trường hợp mua nhà không đúng đối tượng, nên thanh tra kiến nghị hủy hợp đồng và thu hồi căn hộ đã bán sai đối tượng. Đó là ngôn từ trong văn bản còn nói trắng ra là những người có của ăn của để đã tranh phần của người có thu nhập thấp.
Trách nhiệm chính đã bị đẩy về những người tham lam ấy, trách nhiệm phụ, tất nhiên sẽ thuộc về cơ quan xét duyệt và nhà có thu hồi để trả về đúng người, đúng đối tượng hay không thì còn lâu mới rõ. Nhưng chính cái Sở thanh tra việc này giải thích ra sao về “trong số 80 trường hợp sai phạm tại dự án An Trung 2 có một số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở Xây dựng Đà Nẵng và đơn vị trực thuộc”
Người dân sẽ nghĩ gì khi mình bán cho ta, cấp dưới cấp trên phê duyệt liền và chỉ đến khi quá ngang nhiên, công khai và lộ liễu thì mới phải vào cuộc. Tôi tôn trọng nhu cầu có và cần chỗ ở của mỗi cá nhân. Họ có quyền nếu đừng xung đột hay tranh đoạt của người khác và lợi dụng vị trí công tác của mình. Làm điều đó lý chẳng có mà tình lại càng không
Hơn một năm trước, hình ảnh từng dãy ô tô đậu dài, có cả xe sang đậu trước chung cư Long Thịnh ở Quy Nhơn ( Bình Định) từng được hứa hẹn xử lý nghiêm nhưng đến nay như thê nào thì đã đi vào quên lãng. Quá phản cảm khi "Tại Chung cư Long Thịnh (TP Quy Nhơn) có 480 hộ ở đây thì có gần 50% số hộ có ô tô, và số này phần lớn là cán bộ công chức của tỉnh". Rồi ở Hà Nội, Hà Tĩnh... cũng có nhiều trường hợp tương tự.
Ô tô không phải là điều quá xa xỉ, nhu cầu có tài sản này cũng chẳng vi phạm gì nhưng dư luận đòi hỏi công bằng và phản đối sự lạm quyền, lợi dụng những chính sách nhân văn.
Họ có thể biện minh rằng người nghèo bán lại, sơ suất khi kiểm duyệt hay ô tô trả góp nhưng những gì đã lộ rõ cho thấy đại đa số đều dối trá và gian lận. Sự thật ấy cần dẹp bỏ, tính xấu ấy cần loại trừ và phần của ai người ấy được đừng nên tranh cướp như thế.
Hiện tượng trên không còn là cá biệt, những điều tương tự chẳng còn là hi hữu và nhà ở xã hội vào tay người giàu chỉ là một minh chứng đáng xấu hổ. Một khi điều đó lan sang các lĩnh vực khác, xử lý chỉ ồn ào bể nổi và nhiều việc sẽ chìm vào quên lãng thì chính sách bị lợi dụng, điều tốt đẹp bị biến tướng và bất an bắt đầu âm ỉ.
Lòng tham phải có “rào cản” hữu hiệu, thói xấu đã nhiều nên cần những biện pháp ngăn chặn để mọi thứ dần vào quy củ. Có thể khó, có thể lâu nhưng luôn luôn phải hướng tới.
![]() "Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" - Cái câu nói tưởng như bông phèng ấy bỗng lại thấy mang đầy ý nghĩa nghiêm túc ... |
![]() Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Bên cạnh nỗi ám ảnh sợ phạt của ... |
![]() "Toang rồi, ông giáo ạ!" - Câu thoại gây sốt của nhóm 1977 Vlogs thoạt đầu nghe thật "thấm thía" với nhiều hiện tượng mạng ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
