
Quyền và nghĩa vụ của người thuê, mua nhà ở xã hội |
"Giấc mơ nhà" kéo dài nhiều năm
Hai vợ chồng chị Đoàn Trang - nhân viên hành chính văn phòng tại Hà Nội, đã cùng nhau lặn lội từ quê nhà Thanh Hóa ra Thủ đô lập nghiệp. Trải qua 8 năm “bám trụ” ở những căn nhà trọ chật chội, với hai con nhỏ (4 tuổi và 2 tuổi), gánh nặng kinh tế càng thêm oằn vai.
“Ở Hà Nội này, thuê nhà đã ngốn gần nửa tháng lương rồi. Chồng tôi công tác trong ngành công an nên lương cũng cơ bản, không dư dả được gì. Hai vợ chồng cứ gồng gánh mãi cũng thấy mệt mỏi", chị Trang chia sẻ.
Biết được thông tin về chính sách mua nhà ở xã hội, cả hai vợ chồng chị Trang như có thêm hy vọng về một giấc mơ “an cư”, về một mái ấm riêng, nơi các con có không gian vui chơi, sinh hoạt thoải mái. Điều đó luôn thôi thúc hai anh chị tìm kiếm cơ hội mua nhà. Sau nhiều năm đăng ký, ngóng chờ, cánh cửa nhà ở xã hội đã mở ra khi gia đình chị được xét duyệt trong danh sách được mua nhà theo chế độ cho cán bộ, chiến sĩ.
![]() |
Một gia đình hạnh phúc khi dọn về căn chung cư mua theo dự án nhà ở xã hội. Ảnh minh họa tạo bởi AI. |
Chị Trang xúc động kể: “Nghe tin mà hai vợ chồng mừng rơi nước mắt. Bao nhiêu năm mong ngóng, cuối cùng thì giấc mơ cũng thành hiện thực. Dù mới chỉ là ở bước đủ điều kiện mua, song tôi đã bắt đầu lên kế hoạch chuẩn bị về mặt tài chính cho việc mua nhà sắp tới. Có nhà rồi sẽ bớt đi được một khoản rất lớn, từ đó có thể an tâm lao động, lo lắng cho gia đình”.
Hiện nay, 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước là Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank đã dành nguồn vốn của chính các Ngân hàng thương mại để cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư với tổng số tiền đăng ký của mỗi ngân hàng là 30.000 tỷ đồng. Ngoài ra, 05 ngân hàng khác, gồm: MBbank, Techcombank, Vpbank, TPbank và HDbank) đăng ký tham gia Chương trình với số tiền đăng ký của mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng, nâng tổng quy mô của Chương trình lên 145.000 tỷ đồng. |
Gian nan tìm kiếm và “vượt ải” thủ tục
Khác với chị Trang, hành trình đến với nhà ở xã hội của anh Nguyễn Văn Thắng (quê Thái Bình, một viên chức ở Hà Nội) lại đầy ắp những khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và làm thủ tục.
“Thời gian đầu, tôi cứ mù mờ về thông tin, không biết tìm kiếm dự án ở đâu, thủ tục như thế nào. Lên mạng tìm thì thông tin mỗi nơi một kiểu, không biết đâu mà lần", anh Thắng kể lại khoảng thời gian nhiều năm về trước. Sau nhiều ngày "lặn lội" tìm hiểu, anh mới biết đến dự án Ecohome 3 (Bắc Từ Liêm) và quyết định nộp hồ sơ.
![]() |
Dự án Chung cư Ecohome 3 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). |
Nhưng có lẽ, rào cản lớn nhất đối với anh Thắng lại là vấn đề tài chính. Thời điểm anh Thắng tìm mua nhà ở xã hội là năm 2014, khi ấy giá bán khoảng 12,4 triệu đồng/m2. Với một căn nhà diện tích hơn 57m2, có 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 bếp, 1 nhà vệ sinh, gia đình anh Thắng phải bỏ ra khoản tiền khoảng hơn 800 triệu đồng.
"Khi ấy, vợ chồng tôi chỉ có khoảng 300 triệu, đủ để đóng tiền 2 đợt đầu. Đó cũng là khoản vừa tích lũy, vừa phải “thắt lưng buộc bụng” chi tiêu, hạn chế tối đa các khoản phát sinh. May mắn, tôi được tiếp cận gói vay 30.000 tỷ của nhà nước, hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp, khoảng 5%/năm. Mất 4 năm sau đó, chúng tôi mới có thể trả hết số nợ. Đổi lại, chất lượng nhà ở hiện tại vẫn rất tốt dù đã sử dụng gần 10 năm”, anh Nguyễn Văn Thắng cho biết.
![]() |
Không gian phòng khách nhà chị Đoàn Thị Ngọc. Ảnh: NVCC |
Cũng là người lao động xa quê, từ Hải Dương đến Hà Nội lập nghiệp và xây dựng gia đình, chị Đoàn Thị Ngọc vốn chưa từng nghĩ có thể sở hữu một căn nhà ở Thủ đô. Hơn 1 năm thuê trọ tại khu vực Đại Mỗ với giá 2,5 triệu đồng/tháng, nhu cầu nhà ở thực sự tăng cao khi chị Ngọc sinh con đầu lòng.
Chị Ngọc chia sẻ: “Thú thực, với hai người mới đi làm, việc bỏ ra hơn 800 triệu đồng để mua nhà ở Hà Nội là điều tưởng chừng không thể với chúng tôi. Gom góp hết của hồi môn, cộng thêm số tiền tích góp được, cả hai mới có được 200 triệu đồng. Còn lại gần 700 triệu đồng chúng tôi phải vay người thân. Nếu được, tôi vẫn khuyên vay người thân là tốt nhất, tránh được việc “lãi mẹ đẻ lãi con”. Không mất lãi mà tôi cũng phải mất hơn 3 năm mới trả được hết nợ”.
![]() |
Dù đã sử dụng nhiều năm, song cấu trúc các chi tiết trong nhà vẫn có giá trị sử dụng bền. Ảnh: NVCC |
Hiện tại, giá bán căn nhà 70m2 tại tầng 19, Chung cư Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội), với 2 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh, 1 phòng khách và bếp như của chị Mai đã tăng khoảng 3 đến 3,5 lần so với trước đây.
Từ kinh nghiệm của người trong cuộc
Chia sẻ về những lưu ý quan trọng dành cho người lần đầu mua nhà ở xã hội, chị Đoàn Trang và anh Nguyễn Văn Thắng, đều cho rằng, điều kiện tiên quyết là phải xác định bản thân mình hoặc người mua có đúng đối tượng được phép mua, bán nhà ở xã hội hay không. Sau đó, cần cân nhắc, lựa chọn dự án cho phù hợp, nhất là về vị trí và yếu tố tài chính.
“Đừng tin vào những lời quảng cáo trên mạng, hãy tìm kiếm thông tin trên website của Sở Xây dựng, UBND cấp tỉnh, hoặc liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư để được tư vấn chính xác nhất. Hãy tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư, vị trí, chất lượng công trình và các tiện ích của dự án trước khi quyết định mua. Được thì nên đến tận nơi để xem xét thực tế và hỏi ý kiến những người đã mua nhà ở đó”, anh Nguyễn Văn Thắng chia sẻ.
![]() |
Tòa nhà Chung cư 19T6 Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội). |
Còn với chị Đoàn Trang, vị trí nhà phải thuận tiện cho việc đi lại, làm việc và học tập của các thành viên trong gia đình. Chất lượng công trình phải đảm bảo, không bị xuống cấp. Các tiện ích xung quanh phải đầy đủ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Cuối cùng, giá cả phải phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Chị Đoàn Thị Ngọc cũng kiến nghị, cần có những chính sách để ưu đãi về nhà ở xã hội thực sự đến với những người khó khăn. Bên cạnh đó, với những gia đình trẻ, việc tiết kiệm, xây dựng chiến lược chi tiêu là đặc biệt cần thiết, thậm chí phải nỗ lực 200% để có thể đảm bảo sau khi mua nhà ở xã hội.
Luật sư Lê Văn Tú (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhận định: Chính sách nhà ở xã hội là một chủ trương đúng đắn, nhưng để thực sự hiệu quả, cần giải quyết những khó khăn về nguồn cung, thủ tục hành chính và tiếp cận vốn vay ưu đãi. Để chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì các nội dung trong đó phải là cuộc sống của người dân; được công khai, minh bạch để người lao động thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận. Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo chất lượng công trình và phân phối đúng đối tượng.
![]() Nhà ở xã hội mang đến cơ hội an cư lạc nghiệp cho nhiều người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui ... |
![]() Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, nhà ở xã hội nổi lên như một giải pháp thiết thực, mở ra cơ ... |
![]() Chính sách nhà ở xã hội là một trong những giải pháp quan trọng giúp người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
