![]() |
Việc hóa đơn tiền điện bất ngờ tăng vọt đang khiến dư luận xôn xao. Ảnh minh họa |
Bà than lên ngành điện sau một hồi ngành kiểm tra lại, số tiền điện bà Gái phải đóng chính xác là 370 ngàn đồng. Ngành điện giải thích gần 89 triệu đồng chẵn “nhầm lẫn” kia là do... mưa.
Vâng, cách đây ít lâu, chính ngành điện giải thích nắng tiền điện tăng vọt vì người dân dùng nhiều - đó là lý giải của ngành điện. Nhưng cũng chính người ngành điện giải thích rằng mưa làm tiền điện không chỉ tăng vọt cỡ 2-3 lần mà tăng tới nhiều số 0. Lần này là “sai sót”, là “nhầm lẫn”.
Một văn bản giấy trắng mực đen của điện lực Quảng Ninh ghi rõ rằng do mưa nên thiết bị điện tử bị nhiễu loạn thông tin. Đọc giải thích rất ra gì và này nọ của ngành điện về thiết bị đo, người dân chỉ hiểu là mưa làm thiết bị đo không chính xác.
Câu hỏi đặt ra: Ai mua thiết bị? Ai lựa chọn sử dụng thiết bị? Ai hiểu rõ sự hạn chế của thiết bị trước các bối cảnh khác nhau?
Có lẽ, chẳng cần trả lời mà ai hiểu.
Bà Gái không phải là trường hợp duy nhất bị ghi “nhầm” số điện. Một gia đình ở Đồng Hới (Quảng Bình) cũng nhận được hóa đơn 58 triệu đồng tiền điện trong khi số tiền thật gia đình anh phải đóng cỡ 500 ngàn đồng.
Đó chỉ là 2 trường hợp (trong riêng năm nay chứ trước đây rất nhiều) con số bị đội lên chót vót nên người dân không thể không phát hiện nhầm lẫn và không thể không lên tiếng.
Những “sai sót” này làm người ta có quyền ngờ vực rằng hệ thống đo có chính xác hay không? Sai số tới đâu? Các điều kiện thời tiết khác nhau gây “nhiễu thông tin” khiến số tiền điện không tăng vọt mà chỉ hơi nhích thêm vài trăm ngàn người dân có biết được không? Ngành điện có kiểm soát được chất lượng máy móc và đội ngũ đi đo đạc của mình không?
Rất nhiều câu hỏi nhức nhối. Rất nhiều lo lắng của người tiêu dùng về một khoản tiền mà họ không thể không đóng. Còn việc giám sát thật khó khăn.
Tôi còn nhớ, cách đây mấy năm, ngành điện có đưa ra đổi mới mạnh mẽ là dùng… gậy selfie (đám trẻ vẫn gọi là “gậy tự sướng”) kết hợp với máy tính bảng để ghi số điện. Ngành giải thích làm vậy là áp dụng khoa học kỹ thuật để an toàn cho nhân viên, minh bạch số liệu với người tiêu dùng.
Tất nhiên, sau cái “gậy tự sướng” còn là một hình ảnh khác của ngành điện: mới mẻ, táo bạo, nghĩ tới người dùng.
Song, năm tháng qua đi, những vụ việc sai sót vẫn tồn tại nhức nhối. Nhất là vụ việc ghi nhầm số điện do mưa và hậu quả là khiến hình ảnh đẹp từ đổi mới xưa chỉ đưa lại một chỉ dấu duy nhất. Rằng, suy cho cùng, hình ảnh đẹp nhất với người dân phải là cái “lõi”, là chất lượng sản phẩm là hệ thống đo, cung cấp thông tin minh bạch, liêm chính, chuẩn xác.
Bằng không, cái “gậy tự sướng” cũng chỉ làm đẹp báo cáo của bản thân ngành điện, mà thôi.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 23/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt 9,17 triệu người với hơn 473 ... |
![]() Bề ngoài, nhiều tút do bạn nam nữ công nhân bày tỏ tình cảm, khao khát lứa đôi trên mạng xã hội có vẻ là ... |
![]() Gần 3.000 công nhân PouYuen, TP.HCM mất việc sẽ được nhận trợ cấp của công ty này, 1500 người lao động ở Công ty Taekwang ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
