![]() |
Ảnh minh họa |
Đây là những con số của chính EVN: Có tới hơn hơn 3,1 triệu khách hàng trên tổng số 26 triệu khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trên cả nước (tương đương khoảng 11,92%) có mức tiêu thụ điện của tháng 5 cao hơn 30% so với tháng 4/2020. Đặc biệt trong số này có tới gần 1 triệu khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng 50%, thậm chí có tới hơn 215.000 khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng trên 300% so với tháng 4.
Đấy cũng không phải là lần đầu dân tình kêu xiết vì tiền điện tăng vọt và điệp khúc trả nhiều do nắng nóng hay nhầm lẫn do sai sót của nhân viên EVN. Những bức xúc triền miên, dai dẳng ấy đã nhiều lần lên cả Quốc hội, vào cả nghị trường nhưng rồi vẫn còn đấy, đằng đẵng năm này qua năm khác. Thủ tướng đã chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Công thương cũng nhiều lần nhắc nhở, tuy nhiên than vãn vẫn còn như cũ!
Lần tăng giá điện tháng 3/2019, sau đó ĐBQH các tỉnh: Lâm Đồng, Long An, Quảng Nam, Đắc Lắk, Hải Dương, Hòa Bình, An Giang, Cần Thơ, TP. HCM, Tiền Giang, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Bình Định, Bình Phước, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bạc Liêu đã nêu những kiến nghị của cử tri tỉnh mình về giá điện với Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Đã có thanh tra nhưng đến giờ kết luận thanh tra sau hơn 1 năm vẫn là “bí mật” với đại đa số!?
Dường như mọi việc chỉ được giải quyết từ gốc bằng cách ai kêu gì xử lý nấy còn giá và cách tính giá điện 6 bậc thang đã lỗi thời hay nhiều nơi dần trở nên vô lý thì vẫn còn nguyên đấy.
Giống như mọi vấn đề nan giải khác, EVN chú trọng giải quyết cái ngọn, còn gốc vẫn được biện hộ rằng mình họ không thể hay do lý do abcd nào đấy trở thành “lực bất tòng tâm”.
Không ai hão huyền đến mức dùng điện nhiều lại muốn trả ít hay điện năng cần tiết kiệm lại kêu gào cứ cho xài xả láng với giá dưới chi phí. Chẳng người nào lại ảo vọng mọi thứ phải hoàn hảo hay giống các quốc gia tiên tiến nhất thế giới.
Nhưng công khai minh bạch chi phí để sản xuất ra điện không phải là điều quá khó để đến giờ thanh tra vẫn chưa thể công bố. Nhìn vào những gì EVN bỏ ra hay chi xài để có giá điện bán cho dân chúng thì người ta mới có thể khẳng định giá ấy hợp lý hay chưa?
Tôi không hiểu vì sao tại Đà Nẵng, khách hàng có thể theo dõi việc dùng điện mỗi ngày, số tiền điện tạm tính để từ đó có thể chủ động điều chỉnh lượng điện năng sử dụng qua một ứng dụng do chính EVN cung cấp mà nơi khác lại chưa thể? Vì đang thử nghiệm hay lý do nào khác?
Tôi cũng đọc được ý kiến của GS Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam thì hiện EVN đang áp dụng biểu giá 6 bậc là rất phức tạp và chưa hợp lý. Nhưng tại sao điều ấy vẫn tồn tại đã quá lâu rồi?
Nếu mọi việc vẫn là giải quyết cái ngọn và xử lý sự vụ thì năm sau hay nhiều năm sau nữa, mùa nắng về dân lại kêu, EVN lại tất tả và những bực tức lại tái diễn. Đã muộn để có một cuộc cải tổ toàn diện về giá và cách tính tiền điện nên càng phải làm gấp, nhưng liệu EVN có “nhiệt tình” thực thi? Câu hỏi ấy dường như vẫn rất khó trả lời…
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
