"Trường em đã bắt đầu năm học mới nhưng đến nay em mới chỉ nhận được một số cuốn sách như toán, văn, lịch sử, địa lý... Nhiều cuốn như kinh tế pháp luật, an ninh quốc phòng em chưa có. Trường nói chưa được giao đủ sách nên đang chờ. Em cũng không biết khi nào mới có sách". Một học sinh lớp 11 ở TP.HCM phản ánh với báo chí như thế và em không phải là trường hợp cá biệt! Hiệu trưởng một trường PTTH khác còn ngán ngẩm thế này: “Tôi hy vọng sẽ được bổ sung trong những ngày tới. Học sinh, phụ huynh cứ đến trường hỏi mua nhưng nhà trường đành hẹn”.
Người ta biết rằng với việc chiết khấu lên tới 30-35% cho nhiều loại sách dùng cho học sinh thì Quốc hội đã lên tiếng và đề nghị thanh tra làm rõ. Phụ huynh cũng than sách giáo khoa “khổ to giấy đẹp” năm nay đã tăng ngất ngưởng so với nhiều năm trước. Chúng ta cũng không lạ gì doanh thu và lợi nhuận ngất ngưởng của NXB Giáo dục cùng cựu lãnh đạo của họ đã vướng vào lao lý… Dư luận chỉ lạ chăng là nhu cầu cao như thế, năng lực sản xuất luôn sẵn sàng và doanh số hấp dẫn như vậy thì vì lẽ gì đến ngày tựu trường mà “mua sách giáo khoa không có và không biết khi nào sẽ có”!?
Đấy là chưa kể năm học 2023 - 2024, học sinh phổ thông cả nước sẽ học theo hai chương trình. Các lớp 5, 9, 12 sẽ học chương trình phổ thông 2006 với một bộ sách giáo khoa dùng chung cho cả nước. Các lớp còn lại sẽ học theo chương trình phổ thông 2018 với nhiều bộ sách do các trường chọn lựa. Trong đó học sinh lớp 4, 8, 11 là những học sinh đầu tiên học sách giáo khoa mới của khối này. Giao thời như thế cùng với thở than khó khăn cho cả dạy lẫn học kiểu này đã lan rộng từ mấy năm học trước nhưng xem ra cả trên lẫn dưới vẫn nhiều lúng túng.
Sách giáo khoa chỉ là một trong khá nhiều những nỗi lo chung. Theo thống kê sơ bộ của Bộ GD&ĐT, kết thúc năm học 2022 - 2023, cả nước còn thiếu trên 118 nghìn giáo viên, tăng hơn 11 nghìn so với năm học 2021 – 2022! Không chỉ vùng sâu, vùng xa mà ngay tại TP.HCM hay Hà Nội, giáo viên nhiều bộ môn cũng đỏ mắt để tìm. Lương không hấp dẫn, nghề nghiệp vẫn không ít “bạc bẽo” và vô vàn lý do khác khiến chẳng những người ngoài hờ hững và giáo viên lâu năm cũng thờ ơ dần. Lương đủ sống vẫn là “khẩu hiệu” hay chuyện của tương lai trong khi thứ dễ cải thiện thu nhập nhất là dạy thêm vừa chịu ác cảm của xã hội vừa thêm sức ép cấm cản của ngành.
Khi mà Hà Nội vẫn thiếu trường công ở nhiều nơi và TP.HCM chật vật xây trường tại một số điểm nóng thì năm học này chứ năm học tới lại không đủ lớp học mãi là bệnh kinh niên! Giáo dục là quốc sách, căn cơ để quốc gia phát triển nhưng chung cư, trung tâm thương mại và những thứ hái sớm ra nhiều tiền mọc nhiều hơn trường thì quyết tâm sẽ chỉ tồn tại trên giấy.
Đấy là chưa kể đến các khoản “phụ phí” mà bằng cách này hay cách khác được khoác cho tấm áo “cải thiện cơ sở vật chất” nhưng rồi không chỉ chỗ ngồi học mà cái gì họ muốn thiếu vẫn cứ thiếu, chỉ có khả năng đóng góp của phụ huynh là được xem như vô tận! Năm học mới vẫn đầy những nỗi lo cũ, tồn tại triền miên năm này qua năm khác như thế đấy…
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
