Cụ thể, theo nội dung của công văn, các quy định cụ thể trong năm học được nêu rõ: Về mặt quần áo đồng phục, quần áo thể thao, và phù hiệu, việc thu chi sẽ tuân theo hướng dẫn từ Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT, một văn bản quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh và sinh viên. Cha mẹ học sinh hoặc ban đại diện phụ huynh học sinh sẽ phải tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định trong Thông tư và các tài liệu hướng dẫn khác từ nhà trường.
Theo Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, đồng phục của học sinh phải tuân theo nguyên tắc về thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi, và điều kiện thời tiết, đồng thời phải thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt, đồng thời phải đảm bảo sự tiết kiệm.
Thông tư cũng đưa ra quy định rõ ràng rằng cha mẹ học sinh hoặc ban đại diện phụ huynh học sinh phải có trách nhiệm về việc may hoặc mua đồng phục. Liên quan đến kinh phí hoạt động của Ban đại diện phụ huynh học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đưa ra yêu cầu tuyệt đối rằng không được lợi dụng danh nghĩa của ban đại diện phụ huynh học sinh để thu các khoản ngoài quy định.
Theo đó, ban đại diện phụ huynh học sinh không được phép thu các khoản sau đây: bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường; đảm bảo an ninh và quản lý các phương tiện tham gia giao thông của học sinh; duy trì vệ sinh cho lớp học và trường học; tặng thưởng cho các quản lý, giáo viên, và nhân viên của nhà trường; mua sắm các thiết bị và đồ dùng giảng dạy cho trường, lớp học, giáo viên, và nhân viên; hỗ trợ công việc quản lý, tổ chức giảng dạy, và các hoạt động giáo dục; thực hiện sửa chữa, nâng cấp, và xây dựng các công trình mới cho nhà trường…
Vấn đề đặt ra là tính thực tế của công văn. Có hàng ngàn nhân chứng cho việc phụ huynh phải đóng tiền cho các thiết bị đầu năm dù bất cứ bên nào thu thì túi tiền phụ huynh vẫn hao hụt. Phí nâng cấp trường mà cả mấy chục năm nay vẫn gọi là “tiền xây dựng” không năm nào không có. Còn việc ban đại diện hội phụ huynh có phải “cánh tay nối dài” của nhà trường để hợp lý hóa các khoản tiền trường không được thu hay không thì phụ huynh nào cũng biết.
Và chuyện đầu năm học sẽ có cơ số khoản tiền mà phụ huynh phải “còng lưng” gánh như một điều tất lẽ dĩ ngẫu. Trước đó, người ta hay dùng cụm từ “xã hội hóa giáo dục” để khiến những khoản thu trở nên hợp lý. Còn giờ, nỗ lực của Sở GD&ĐT Hà Nội là đáng hoan nghênh. Nhưng nỗ lực bằng văn bản hành chính này rất ít tính khả thi.
Chúng ta cần minh định khoản nào phải thu, khoản nào là khoản xã hội hóa, khoản nào là khoản tuyệt đối tránh từ sớm. Nó không đơn giản là những con số thông tư, nghị định dài ngoằng mà cần đơn giản hóa như một tấm bảng trong khổ giấy A4 để phụ huynh nào cũng có thể nắm bắt được.
Và khi đã thống nhất sao để vừa đảm bảo cơ sở vật chất cho các em, vừa tránh lãng phí ngân sách, vừa đỡ nặng gánh phụ huynh thì cuối cùng là công tác thanh tra, kiểm tra phải mạnh tay và dứt khoát. Có như vậy, những văn bản điều hành mới đi vào đời sống. Nó không phải là những văn bản cho có, văn bản chỉ thể hiện ý chí của cơ quan quản lý rằng “tôi có chỉ đạo điều hành”.
Chỉ có thực tâm giải quyết vấn đề, phụ huynh học sinh, giáo viên và cả cơ quan quản lý mới bớt đau đầu kêu khổ đầu năm. Bởi vấn đề hiện tại, nhà trường cũng kẹt vì cần tiền vận hành mà tiền thì không đủ; phụ huynh thì oằn lưng mỗi độ con tựu trường, còn cơ quan quản lý thì hiểu thế kẹt của các bên những vẫn phải nói để chứng tỏ mình có nói về vấn đề.
Thực tế vấn đề kinh phí đầu năm học là khó. Nhưng khó mới đòi hỏi sự thật lòng và đồng tâm chứ không phải làm cho xong trách nhiệm rồi vấn đề vẫn còn nguyên đấy.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
