Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh
Đời sống

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

ĐỖ LÂM - H. THẮM
Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Niềm vui khai giảng sớm

Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 tại Điểm trường 179 (Tiểu khu 179) Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông được tổ chức sớm hơn những nơi khác (ngày 4/9). Lễ khai giảng năm nay của thầy và trò ở đây vui hơn vì có đoàn công tác của huyện Đam Rông và tỉnh Lâm Đồng về dự.

Ai nấy trong đoàn đều phấn chấn sau quãng đường rừng gần 60 cây số, qua địa phận các xã Quảng Hòa và Quảng Sơn thuộc huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) mới đến được điểm trường.

Những người thầy bền bỉ bám bản làng, “gieo con chữ” giữa rừng xanh
Những cơn mưa bóng mây không làm vơi đi niềm vui ngày khai giảng năm học mới của các thầy giáo và học sinh nơi rừng xanh. Ảnh: H.THẮM

Cô giáo Bùi Thị Là – Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Đam Rông cho biết, đây là lần thứ hai thầy trò ở điểm trường này được hưởng trọn vẹn niềm vui trong ngày khai giảng. Bởi đây là điểm trường xa nhất của huyện và còn nhiều khó khăn. Hiện chỉ có con đường duy nhất để xe ô tô có thể đến được.

Theo cô giáo Là, Điểm trường 179 được thành lập từ tháng 9/2013. Lúc mới thành lập chỉ có hai lớp 1 với 57 học sinh là con em đồng bào dân tộc Mông từ các tỉnh phía Bắc di dân tự do đến. Năm học 2024 – 2025, Điểm trường 179 đã có 5 lớp với 102 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5.

Do điểm trường nằm trên đất thuộc rừng phòng hộ nên chưa được đầu tư cơ sở vật chất. Hiện nay, 6 phòng học ở đây đều là nhà tạm, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học còn thiếu thốn.

“Những năm trước, đường đi vào trường rất khó khăn, nhất là vào thời điểm mùa mưa nên nhà trường không tổ chức khai giảng đầu năm học mới như những điểm trường khác”, cô giáo Bùi Thị Là chia sẻ.

Những người thầy bền bỉ bám bản làng, “gieo con chữ” giữa rừng xanh
Niềm vui của các thầy giáo, cô giáo là ngày càng có nhiều học sinh đến với Điểm trường (Trong ảnh: Học sinh lớp 1 được giáo viên dẫn vào lễ khai giảng). Ảnh: H.THẮM

Lễ khai giảng năm học 2024 – 2025 được tổ chức khi đã gần đứng bóng. Những cơn mưa bóng mây từ dãy núi cao cuộn về rơi xuống sân trường. Điều đó không làm vơi đi không khí náo nức ngày khai giảng ở đây.

Đó là những khuôn mặt rạng ngời của các em học sinh được trở lại trường, gặp thầy cô giáo sau mấy tháng Hè theo cha mẹ lên nương rẫy. Đó là những ánh mắt ngây thơ cùng bước chân còn dè dặt của 22 học sinh vừa bước vào lớp 1. Giữa những tràng pháo tay của đại biểu, các thầy cô giáo và các anh chị lớp trên, các em hân hoan bước vào lễ khai giảng. Tiếng trống trường vang vọng giữa núi rừng, khởi đầu năm học mới.

Tất cả như mang đến niềm vui, phấn chấn, đầy hi vọng cho cả 3 giáo viên được phân công dạy học ở Điểm trường 179 này.

Thầy giáo Hoàng Văn Ngọc chia sẻ rằng, được tổ chức khai giảng sớm hơn 1 ngày so với các nơi khác, học sinh và phụ huynh rất vui mừng. Các em học sinh tại đây được tận hưởng niềm vui khi bước vào năm học mới như bạn bè đồng trang lứa ở mọi miền đất nước.

“Đây cũng là niềm động viên để chúng tôi an tâm công tác. Chúng tôi luôn tin tưởng ở sự quan tâm của các cấp, các ngành dành cho đội ngũ giáo viên đang công tác tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn”, thầy giáo Hoàng Văn Ngọc phấn khởi cho hay.

Những người thầy bền bỉ bám bản làng, “gieo con chữ” giữa rừng xanh
Cái chân chất, hồn nhiên vui đùa mỗi ngày đến trường của các em thôi thúc các thầy giáo kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh. Ảnh: H.THẮM

Bám bản làng, "gieo" chữ giữa rừng xanh

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Trường - Phụ trách Điểm trường 179 chia sẻ rằng, trước đây thầy đã từng công tác tại điểm trường này. Năm học 2023 – 2024 vừa qua, thầy được Công đoàn và lãnh đạo nhà trường luân phiên bố trí về điểm chính để có điều kiện chăm sóc gia đình.

“Nhớ lại trước đây, đường vào điểm trường này rất khó khăn. Ngay cả sóng điện thoại cũng chưa có. Mỗi lúc cần liên lạc về gia đình phải đi bộ mấy cây số để dò sóng điện thoại. Có khi dò được sóng thì cũng nói chuyện câu được câu chăng. Nay trở lại điểm trường này, nhiều sự đổi thay và thuận lợi hơn”, thầy giáo Nguyễn Ngọc Trường cho hay.

Theo thầy Trường, các giáo viên ở đây luôn đoàn kết, hỗ trợ và động viên nhau vượt qua khó khăn, phấn đấu vươn lên. Niềm tự hào cũng là nguồn động viên lớn nhất của thầy cô giáo là sự tiến bộ của các thế hệ học sinh ở đây. Cái chân chất, hồn nhiên vui đùa mỗi ngày đến trường của các em thôi thúc những người thầy kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Chia sẻ với những khó khăn của người dân ở đây, các thầy, cô giáo luôn đồng hành cùng phụ huynh học sinh. Sẵn sàng san sẻ với những gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn. Với những em ở xa trường, các thầy, cô giáo động viên ở lại trường, chăm sóc như con em mình…

Những người thầy bền bỉ bám bản làng, “gieo con chữ” giữa rừng xanh
Được phân công phụ trách 5 lớp học tại Điểm trường, 3 thầy giáo (áo trắng) luôn tin tưởng ở sự đồng hành của các cấp, các ngành và người dân nơi đây. Ảnh: H.THẮM

Là người đã gắn bó với Điểm trường 179 gần chục năm, thầy giáo Hoàng Văn Ngọc cho biết, những năm qua, điểm trường nhận được sự quan tâm của ngành Giáo dục và cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các nhà tài trợ. Các bậc phụ huynh cũng dần quan tâm, đầu tư hơn cho việc học tập của con em mình. Sau mỗi năm học, Điểm trường 179 khang trang hơn, đông vui hơn. Hiện tại, đã được đầu tư hệ thống điện thắp sáng từ năng lượng mặt trời. Nhà công vụ cho giáo viên cũng được đầu tư xây dựng, sắp hoàn thiện…

“Điều chúng tôi mong muốn đang ngày trở thành hiện thực ở nơi đây. Sắp tới, các phòng học sẽ được xây dựng khang trang, sạch đẹp, có sân chơi và hàng rào bao quanh để các trò được học tập và vui chơi”, thầy giáo Hoàng Văn Ngọc bày tỏ.

Thầy giáo trẻ Rơ Ông Hà Tồng thì phấn khởi cho biết, vừa vận động Nhân dân làm sân khấu tại sân trường. Tiền vật liệu do người dân ủng hộ. Giáo viên tự thiết kế và cùng phụ huynh học sinh thi công. Gần 30 mét vuông sân xi măng kịp xong để thầy trò có nơi biểu diễn văn nghệ chào mừng khai giảng…

“Mong rằng, con đường mới sẽ sớm được mở nối từ huyện thẳng đến đây. Và điện cũng sớm về với bản làng để cuộc sống người dân được cải thiện hơn. Cũng là điều kiện và nguồn động lực để chúng tôi tiếp tục gắn bó, thắp lên ước mơ tươi sáng của các em ở đây”, thầy giáo Rơ Ông Hà Tồng chia sẻ.

Video: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Trường - Phụ trách điểm trường 179

Ngày khai giảng, nhớ bài thơ Ngày khai giảng, nhớ bài thơ "Đi học" từng được phổ nhạc

Sáng nay 5/9, hơn 22 triệu học sinh mầm non, phổ thông trên cả nước dự khai giảng năm học mới 2023 - 2024.

Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường? Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa ...

Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai! Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm